Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Bình luận ý kiến Sự nhẫn nhục của nhân vật Từ không đáng trách chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chà thì vừa đáng thương, vừa đáng trách

Bình luận ý kiến Sự nhẫn nhục của nhân vật Từ không đáng trách chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chà thì vừa đáng thương, vừa đáng trách

Bình luận ý kiến Sự  nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương, vừa đáng trách

Hướng dẫn

Có ý kiến cho rằng “Sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và nhân vật:

– “Đời thừa” là một tác phẩm đặc sắc được Nam Cao viết trước năm 1945. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu được sáng tác trong giai đoạn đổi mới văn học.

– Đời thừa của Nam Cao và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đều hướng đến phản ánh cuộc sống khổ cực của người nông dân. Nhân vật Từ và người đàn bà hàng chài nổi bật lên là những người đàn bà đáng thương, nạn nhân của đói nghèo.

2. Thân bài

– Ý kiến trên đã chỉ ra sự giống nhau giữa hai nhân vật, đó là sự nhẫn nhục, đồng thời qua đó cũng thể hiện quan điểm về sự nhẫn nhục của từng nhân vật.

–> Nếu như sự nhẫn nhục của Từ được đồng cảm, đáng được cảm thông, không có gì đáng trách thì sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài tuy đáng thương nhưng cũng có những sai lầm đáng trách.

– Truyện ngắn Đời thừa

+ Nhân vật Từ là vợ của Điền, người đàn bà ấy hoàn toàn yếu thế và sống phụ thuộc vào chồng.

Nên Xem:  Soạn bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính lớp 9 đầy đủ hay nhất

+ Sự nhẫn nhục của Từ được cảm thông bởi sự nhẫn nhịn là xuất phát từ tấm lòng yêu thương, hiểu lí lẽ của Từ

– Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa:

+ Người đàn bà hàng chài là người đàn bà mạnh mẽ, sắc sảo, hiểu lí lẽ nhưng chấp nhận sống lệ thuộc vào người chồng.

+ Không dám bỏ người chồng vũ phu, từ bỏ cuộc sống như địa ngục vì sợ con thuyền không có bàn tay chèo lái của người đàn ông.

+ Chấp nhận những trận đòn roi vô nghĩa lí để người chồng giải tỏa được những ấm ức, đau khổ.

–> Người đàn bà ấy không chịu bỏ chồng mà cam chịu cuộc sống như địa ngục một phần là do thương chồng, thương con.

– Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài đáng trách vì chị ta chấp nhận những đày đọa một cách vô lí của người chồng tàn nhẫn.

–> Sống cam chịu quá lâu khiến cho chị trở nên buông xuôi, thỏa hiệp với hoàn cảnh.

–> Sự nhẫn nhịn của người đàn bà cũng chính là hành động tiếp tay cho thói bạo lực gia đình của người đàn ông.

3. Kết bài

Ý kiến trên là lời nhận xét đúng đắn có thể phân biệt được bản chất bên trong cùng một hiện tượng ngỡ như hoàn toàn giống nhau. Cũng qua lời nhận xét đã giúp cho người đọc nhận ra những nét đặc sắc, riêng biệt trong mỗi hình tượng.

II. Bài tham khảo

Nam Cao là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực hiện đại, những tác phẩm của ông thường hướng tới phản ánh cuộc sống khổ cực của người nông dân và bi kịch sống mòn của những người trí thức xưa. “Đời thừa” là một tác phẩm đặc sắc được Nam Cao viết trước năm 1945. Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong cho công cuộc đổi mới văn chương sau 1975, với những đổi mới của mình, Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là “người mở đường tinh anh và tài hoa” của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn đặc sắc của ông được sáng tác trong giai đoạn này.

Nên Xem:  So sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

Đời thừa của Nam Cao và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đều hướng đến phản ánh cuộc sống khổ cực của người nông dân. Trong đó nhân vật Từ và người đàn bà hàng chài nổi bật lên là những người đàn bà đáng thương, nạn nhân của đói nghèo. Tuy nhiên, khi bàn về hai nhân vật này có ý kiến cho rằng “Sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa – Nam Cao) không đáng trách chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương, vừa đáng trách.

Ý kiến trên đã chỉ ra sự giống nhau giữa hai nhân vật, đó là sự nhẫn nhục, đồng thời qua đó cũng thể hiện quan điểm về sự nhẫn nhục của từng nhân vật. Nếu như sự nhẫn nhục của Từ được đồng cảm, đáng được cảm thông, không có gì đáng trách thì sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài tuy đáng thương nhưng cũng có những sai lầm đáng trách.

Trong truyện ngắn Đời thừa, nhân vật Từ là vợ của Điền, người đàn bà ấy hoàn toàn yếu thế và sống phụ thuộc vào chồng. Từ hiền lành, nhu thuận, chăm chỉ việc nhà, chị cũng là người luôn ở bên và tin tưởng tuyệt đối vào tài năng cũng như những phẩm chất của người chồng. Mọi chuyện trong gia đình Từ đều nghe theo chồng, cam chịu những lời chửi mắng, thậm chí là đánh đập của người chồng trong lúc say.

Sự nhẫn nhục của Từ được cảm thông bởi sự nhẫn nhịn là xuất phát từ tấm lòng yêu thương, hiểu lí lẽ của Từ, bởi chị biết rằng những hành động bạo lực, tàn nhẫn của chồng không phải do bản chất mà chỉ là những phút nhất thời do quá uất ức, căm phẫn với cuộc đời mà tìm đến rượu của người chồng gây nên.

Sau khi tỉnh táo, người chồng của Từ đã cảm thấy day dứt lương tâm vì những hành động không tự chủ của mình trong lúc say, người chồng ấy ý thức được hành động của bản thân là sai trái và thấy thương, tôn trọng đối với người vợ hiền thảo của mình.

Nên Xem:  Nghe và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi"

Người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là nhân vật chính trong câu chuyện, cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Người đàn bà hàng chài là người đàn bà mạnh mẽ, sắc sảo, hiểu lí lẽ nhưng chấp nhận sống lệ thuộc vào người chồng. Không dám bỏ người chồng vũ phu, từ bỏ cuộc sống như địa ngục vì sợ con thuyền không có bàn tay chèo lái của người đàn ông.

Người đàn bà ấy đáng thương vì sống trong cuộc sống như địa ngục, chấp nhận hi sinh bản thân để các con được ăn no, chấp nhận những trận đòn roi vô nghĩa lí để người chồng giải tỏa được những ấm ức, đau khổ. Người đàn bà ấy không chịu bỏ chồng mà cam chịu cuộc sống như địa ngục một phần là do thương chồng, thương con vì chị ta biết người chồng vốn không phải là con người tàn nhẫn, bạo tàn, chỉ vì cuộc sống quá khổ mà sinh tàn nhẫn.

Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài đáng trách vì chị ta chấp nhận những đày đọa một cách vô lí của người chồng tàn nhẫn. Sống cam chịu quá lâu khiến cho chị trở nên buông xuôi, thỏa hiệp với hoàn cảnh. Tuy ý thức được cuộc sống như địa ngục nhưng chị ta mãi cam chịu mà không chịu thức tỉnh, không thức tỉnh người chồng. Sự nhẫn nhịn của người đàn bà cũng chính là hành động tiếp tay cho thói bạo lực gia đình của người đàn ông.

Ý kiến trên là lời nhận xét đúng đắn có thể phân biệt được bản chất bên trong cùng một hiện tượng ngỡ như hoàn toàn giống nhau. Cũng qua lời nhận xét đã giúp cho người đọc nhận ra những nét đặc sắc, riêng biệt trong mỗi hình tượng.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!