Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến liên hệ với người nông dân nghĩa sĩ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến liên hệ với người nông dân nghĩa sĩ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm nhận vẻ đẹp người lính Tây Tiến liên hệ với người nông dân nghĩa sĩ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài làm

Xưa nay, văn học và lịch sử luôn song hành cùng nhau, bởi vậy mà có nhiều tác phẩm văn học và tác gia văn học được nhớ đến bởi gắn liền với những chặng đường lịch sử đầy gian lao, hào hùng của dân tộc. Cả một chặng đường dài đó có biết bao cuộc chiến đi qua, có biết bao tác giả đã viết về cuộc chiến, về con người trong cuộc chiến và có biết bao người đọc trăn trở về những hình ảnh, câu chuyện, thông điệp qua những tác phẩm văn học. “Tây Tiến” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là hai tác phẩm nổi tiếng đều có dấu ấn lịch sử. Từ việc cảm nhận vẻ đẹp người lính trong đoạn: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành”, người đọc liên tưởng đến hình tượng nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để từ đó thấy được sự khác nhau đặc biệt trong cách cảm nhận hình ảnh người anh hùng của hai thời ở hai tác giả.

Bài thơ “Tây Tiến” được nhà thơ Quang Dũng viết năm 1948, thời điểm tác giả phải dời đơn vị đang đóng quân để chuyển sang công tác tại một đơn vị mới. Cảm xúc bao trùm trong bài thơ này là mênh mang một nỗi nhớ, niềm hoài niệm da diết, đậm sâu của người lính, hay cũng chính là tác giả. Hình ảnh người lính trong bài thơ được Quang Dũng tái hiện chân thực, rõ nét với những nét đẹp phẩm chất, đời sống tâm hồn, tình cảm sâu sắc, phong phú. Trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành”, hình ảnh người lính hiện lên với nét đẹp mạnh mẽ, hiên ngang và tràn đầy niềm lạc quan. Hình ảnh ấy đã gợi người đọc liên tưởng đến hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Về tác phẩm này, Phạm Văn Đồng từng chia sẻ: “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước…Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang…”. Thực vậy, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được tác giả tái hiện rõ nét và ấn tượng nhất, lưu lại trong lòng người đọc nhiều dấu ấn.

Nên Xem:  Nghị luận về nghiện facebook, bài văn mẫu NLXH về hiện tượng nghiện facebook của học sinh và giới trẻ

Một cách tinh tế và khéo léo, Quang Dũng đã tái hiện chân thực hình ảnh người lính Tây Tiến với nét đẹp kiêu dũng, dáng hình mạnh mẽ và phẩm chất ngời sáng nét đẹp tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ qua những câu thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi không tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Quang Dũng không che mờ hiện thực, một hiện thực tàn khốc nơi người lính phải cùng nhau đối mặt với những trận sốt rét rừng ở chốn rừng thiêng nước độc. Nếu như ở bên trên ta bắt gặp hình ảnh đoàn quân thì ở đây là “đoàn binh”. Cách nói đã phần nào tô đậm vẻ mạnh mẽ của người lính Tây Tiến. Đoàn binh ấy “không mọc tóc”, đoàn binh ấy “dữ oai hùm”. Cách nói đầy hình ảnh, đậm màu sắc hóm hỉnh ấy phác họa ra hình ảnh những người lính vô cùng lạc quan khi phải đối mặt với những gian lao, thử thách, với những mất mát hy sinh nơi chiến trường ác liệt. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khắc họa sự hy sinh, mất mát người lính Tây Tiến phải đối mặt trên đường hành quân. Đó là bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, họ cũng có thể sẽ phải ngã xuống, nấm mồ nơi viễn xứ thiếu thốn đủ điều nhưng đất mẹ tổ quốc luôn dang tay ôm ấp, yêu thương. Người lính ở đây mang một nét đẹp bi tráng, hào hùng – nét đẹp phẩm chất quen thuộc của anh bộ đội cụ Hồ.

Nên Xem:  Soạn bài Tập làm thơ tám chữ lớp 9

Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có đoạn: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí, nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. Bài văn không chỉ là một thiên anh hùng ca đặc sắc mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người nông dân không chịu làm nô lệ, thề đánh quân xâm lược đến cùng, là lời trách móc thâm trầm đối với thái độ đầu hàng…”. Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Quang Dũng đã gợi nhắc ta liên tưởng đến hình tượng người nông dân Cần Giuộc nghĩa sĩ trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Cảm nhận về hình tượng ấy, ta càng cảm thấy những lời nhận xét trong Wikipedia thực sự gợi nhiều suy nghĩ.

Phải chăng với hai cách nhìn nhận ở hai tác giả, ảnh hưởng từ bối cảnh thời đại sống lẫn phong cách sáng tạo văn chương mà cùng nói về sự hy sinh cao cả, nét đẹp tâm hồn đáng trân quý của người lính trong những cuộc chiến nhưng mỗi tác giả lại có những khám phá riêng đặc sắc. Qua hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, ta thấy đượm một nỗi xót thương ai oán. Còn khi cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ, ta lại không bắt gặp nỗi ai oán tái tê mà thấm đẫm niềm tự hào, lòng biết ơn sâu sắc trước những hy sinh, đóng góp của người lính cũng như niềm tin về một tương lai dân tộc toàn thắng.

Nên Xem:  Đóng vai Xiu kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng

Qua hai hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…khúc độc hành” và người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta càng hiểu hơn những tâm tư, cảm xúc của hai tác giả. Dẫu cùng chọn đối tượng, đề tài giống nhau nhưng hai tác giả lại có những khám phá riêng góp phần làm tăng sự đa dạng cho vốn thơ ca viết về đề tài này.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!