Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của vợ chồng a phủ qua nhân vật mi và a phủ

Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của vợ chồng a phủ qua nhân vật mi và a phủ

Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của vợ chồng a phủ qua nhân vật mi và a phủ

Hướng dẫn

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi hướng đến khám phá cuộc sống tâm hồn của con người. Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh chị hãy chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của vợ chồng a phủ qua nhân vật Mị và A Phủ.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”, tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc khi viết về sức sống tiềm tàng bên trong con người.

2. Thân bài

– Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài đã phê phán sâu sắc chế độ phong kiến hủ lạc miền núi đối với những người dân nghèo khổ nơi đây.

– Tác phẩm cũng thể hiện sự đồng cảm, xót xa của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người nông dân dưới sự áp bức của cường quyền, thần quyền.

– Giá trị hiện thực: Phê phán chế độ phong kiến miền núi

+ Người nắm trong tay cường quyền có thể định đoạt cuộc sống, số phận, thậm chí cả tính mạng của người vô tội một cách vô lí.

+ Mị và A Phủ là hai nạn nhân của chế độ phong kiến man rợ ở vùng núi Tây Bắc,

– Giá trị nhân đạo:

+ Định nghĩa về giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo hiểu một cách đơn giản nhất đó chính lá sự cảm thông, sẻ chia đối với nỗi đau của những con người bất hạnh; là sự trân trọng, nâng niu đối với những nét đẹp ẩn giấu bên trong tâm hồn

+ giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ được thể hiện trước hết qua sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

Nên Xem:  Trình bày ý kiến về câu nói: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính

+ Tô Hoài đã hướng đến khám phá đời sống tinh thần của những con người nghèo khổ, bất hạnh

3. Kết bài

Qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài đã tái hiện chân thực khung cảnh u tối của chế độ phong kiến vùng núi, đồng thời thể hiện sự cảm thông, trân trọng đối với số phận của những con người bất hạnh trong xã hội ấy.

Xem thêm:  Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Bài liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

>>Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị từ lúc làm dâu nhà thống lí cho đến khi cứu và chạy theo A Phủ

>>Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt

II. Bài tham khảo

Tô Hoài từng có thời gian hoạt động tại núi rừng Tây Bắc, không chỉ có sự gắn bó với vùng đất đặc biệt này mà nhà văn còn có vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về văn hóa và con người nơi đây. “Truyện Tây Bắc” ra đời kết tinh từ tài năng nghệ thuật và tình yêu dành cho vùng đất Tây Bắc, vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc nhất trong tập truyện này, tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc khi viết về sức sống tiềm tàng bên trong con người.

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài đã phê phán sâu sắc chế độ phong kiến hủ lạc miền núi đối với những người dân nghèo khổ nơi đây. Tác phẩm cũng thể hiện sự đồng cảm, xót xa của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người nông dân dưới sự áp bức của cường quyền, thần quyền.

Đại diện cho giai cấp thống trị ở đây chính là cha con thống lí Pá Tra. Nắm trong tay quyền lực, tiền bạc, cha con thống lí không coi ai ra gì, dù là người con dâu gạt nợ như Mị hay người ở như A Phủ đều phải chịu “kiếp trâu ngựa”, cuộc sống của họ bị đọa đày không chỉ về thể xác mà còn là sự chà đạp về tinh thần.

Nên Xem:  Suy nghĩ về câu nói:“Đoàn viên và Thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ”

Người nắm trong tay cường quyền có thể định đoạt cuộc sống, số phận, thậm chí cả tính mạng của người vô tội một cách vô lí. Mị bị A Sử bắt về làm vợ, bị đánh đạp, hành hạ dã man. A Phủ chỉ vì để mất một con bò mà bị tra tấn, trói đứng ở sân đợi chết.

Xem thêm:  Đoạn văn nghị luận xã hội: suy nghĩ về hiện tượng hàng giả hàng nhái trên thị trường

Giá trị hiện thực của tác phẩm được khắc họa một cách rõ nét, qua lời kể người đọc có thể cảm nhận đến tận cùng sự dã man, vô lí của bọn cường quyền, chúng có thể gây ra mọi tai họa cho người vô tội mà không mảy may quan tâm, đây cũng chính là sự thối nát của chế độ phong kiến miền núi, chế độ áp bức, chà đạp lên cuộc sống của con người.

Mị và A Phủ là hai nạn nhân của chế độ phong kiến man rợ ở vùng núi Tây Bắc, không chỉ hướng đến phản ánh bản chất dã man, bạo tàn của của giai cấp thống trị mà Tô Hoài còn đi sâu khám phá đời sống tinh thần, sức sống mãnh liệt tồn tại bên trong những con người nhỏ bé, vô tội ấy.

Giá trị của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ nằm ở chất hiện thực sinh động, rõ nét mà còn ở chính giá trị nhân đạo sâu sắc được tác giả Tô Hoài thể hiện qua cách xây dựng, khám phá nhân vật của chính mình.

Giá trị nhân đạo hiểu một cách đơn giản nhất đó chính lá sự cảm thông, sẻ chia đối với nỗi đau của những con người bất hạnh; là sự trân trọng, nâng niu đối với những nét đẹp ẩn giấu bên trong tâm hồn. Như vậy, ta có thể thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ được thể hiện trước hết qua sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

Nên Xem:  Phân tích nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao

Mị vốn là cô gái xinh đẹp, yêu đời và luôn khát khao hạnh phúc nhưng vì món nợ gia đình, Mị trở thành con dâu gạt nợ cho gia đình thống lí. Tại nhà thống lí, Mị bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần, ngày ngatf làm việc quần quật. Xót xa hơn là chính sự bạo tàn của cường quyền đã dần làm mất đi khả năng phản kháng, vắt kiệt sự sống trong Mị khiến Mị sống lầm lũi, cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa.

Xem thêm:  Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay

Tuy nhiên, bằng tinh thần nhân đạo sâu sắc, nhà văn Tô Hoài đã hướng đến khám phá đời sống tinh thần của người con gái ấy. Tuy sống lầm lũi, cam chịu nhưng sức sống tinh thần của Mị vẫn âm thầm cháy, và khi có chất xúc tác nó chợt bùng cháy mạnh mẽ, cũng chính sức sống ấy đã giải phóng cho Mị, cho A Phủ thoát khỏi cường quyền và hướng đến một cuộc sống tự do.

A Phủ lại là người ở của gia đình thống lí, vì để hổ ăn mất một con trâu mà bị đánh đập, hành hạ dã man, không những thế A Phủ còn bị trói đứng ở sân để cho chết dần chết mòn. Tuy cái chết cận kề nhưng A Phủ không phút giây nào từ bỏ hi vọng sống, khi giọt nước mắt của A Phủ rơi xuống cũng là khi sức sống bên trong Mị được lay động, đánh thức. Khi cố vùng ra khỏi đám dây, dù người không còn chút sức lực do bị trói đứng nhiều ngày nhưng A Phủ vẫn cố gắng chạy đi để tìm đến tự do cho mình.

Qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài đã tái hiện chân thực khung cảnh u tối của chế độ phong kiến vùng núi, đồng thời thể hiện sự cảm thông, trân trọng đối với số phận của những con người bất hạnh trong xã hội ấy.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!