Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Dàn ý Nghị luận về sự ích kỷ lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý Nghị luận về sự ích kỷ lớp 9 chi tiết đầy đủ

Cuộc sống này vốn dĩ không có gì là vẹn toàn. Ở những nơi khác nhau trên Trái Đất này, hạnh phúc và bất hạnh tồn tại đồng thời với nhau; niềm vui và nỗi buồn đồng thời hiện diện; cái ác và cái thiện không cái nào có thể diệt được cái nào vĩnh viễn… Đó chính là quy luật của cuộc sống. Bởi vậy, có sự hào phóng thì sự ích kỷ sẽ tồn tại. Nhắc đến sự ích kỷ, ai trong chúng ta cũng nghĩ đến những gì xấu xa nhất, tiêu cực nhất của thói sống ấy. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm tốt đấy. Việc nhìn một vấn đề một cách toàn diện, ở cả hai mặt tốt và xấu là vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp cho bài văn nghị luận xã hội của bạn đầy đủ ý và logic hơn, đó cũng là điều để bài văn của bạn đạt điểm cao nữa đấy. Tuy nhiên, khá nhiều bạn học sinh lớp 9 khi gặp đề nghị luận về sự ích kỷ nói riêng và đề nghị luận xã hội nói chung đều cảm thấy khó tư duy được, khó bật ra được luận điểm phù hợp, luận cứ rõ ràng. Vậy nên tôi đã đưa ra một dàn ý chi tiết cho đề bài nghị luận về sự ích kỷ của học sinh lớp 9 để các em tham khảo và nhặt ý phù hợp, có ích vào bài văn của mình. Chúc các em học tập thật tốt.

Dàn ý Nghị luận về sự ích kỷ lớp 9 chi tiết

I, MỞ BÀI

  • Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghị luận mà đề bài yêu cầu, có thể lựa chọn cách trực tiếp hay gián tiếp tuỳ ý: Nghị luận về sự ích kỷ.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Trong cuộc đời của mình, bạn đã bao giờ bước chậm rãi, ngoảnh lại để nhìn những điều mình đã làm trong quá khứ, những điều người khác đã làm trong cuộc sống thường ngày hay chưa? Bạn đã bao giờ thấy giữa những tấm lòng vị tha bao la tồn tại những sự ích kỷ hay chưa? Cuộc sống là như vậy, sự ích kỷ luôn hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, ẩn sâu bên trong chúng ta.

Nên Xem:  Bài viết số 5 lớp 9 đề 2 Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công

Mở bài số 2: Xã hội ngày càng phát triển, con người ta càng có xu hướng sống khép mình hơn với cuộc đời, chú tâm vào những thứ đồ công nghệ cao, vào những giá trị vật chất bình thường. Con người dần thay đổi, đôi khi chỉ vì bản thân mà bất chấp tất cả, mạo hiểm tất cả. Chính sự ích kỷ ấy đã ăn mòn vào sâu bên trong mỗi người. Nhưng, có phải hay chăng sự ích kỷ chỉ toàn là điều tiêu cực?

II, THÂN BÀI

  1. Giải thích khái niệm
  • Thế nào là sự ích kỷ?: Sự ích kỷ, đó là khi con người ta không muốn vì người khác, mọi thứ đều được đặt phía dưới lợi ích của bản thân mình.
  • Biểu hiện của sự ích kỷ là gì?: Trong cuộc sống, sự ích kỷ được biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều hành động, suy nghĩ khác nhau.  Một chút suy nghĩ thoáng qua trong đầu một học sinh rằng không muốn giảng bài cho bạn để bạn bị điểm kém là ích kỷ. Một hành động đùn đẩy lỗi sai của mình lên một nhân viên mới trong văn phòng cũng là ích kỷ. Từ chối giúp đỡ một cụ già qua đường chỉ vì bản thân đang vội tới quán ăn cùng lũ bạn hay từ chối dừng chân vì một người ăn xin mà để lại vài đồng tiền nhỏ, đó cũng là ích kỷ…
  1. Bàn luận vấn đề
  • Ích kỷ là một đức tính xấu của con người. Nó khiến con người ta trở nên tham lam, độc đoán, gia trưởng… Ích kỷ dẫn tới những tính xấu khác ở chúng ta, là một lối sống vô cùng tiêu cực. Người ích kỷ thường có thói quen không thích được hòa đồng vui vẻ cùng người khác bởi họ luôn chỉ thích đặt bản thân, đặt ích lợi của mình lên hàng đầu. Mà mỗi chúng ta cũng chẳng thích làm việc chung hay sống cùng với những người như vậy. Người ích kỷ, họ không thể hòa nhập, dần xa lánh cộng đồng, họ sẽ sống trong vỏ bọc của chính mình, dần trở thành những con ốc sên trên con đường phát triển của xã hội.

Dẫn chứng: Một người bạn trong lớp ích kỷ, ganh đua điểm số, làm đủ mọi cách để bản thân có thể có điểm cao nhất, từ chối giúp đỡ bạn bè thì chẳng mấy chốc người bạn ấy sẽ bị mọi người trong lớp xa lánh, không còn muốn tiếp xúc nữa. Một người đàn ông trong dòng họ luôn thích bản thân quyết định mọi việc của dòng họ để bản thân có thể được hưởng lợi, để được nhàn rỗi, sai sử người khác thì rồi người đàn ông ấy cũng sẽ bị những người họ hàng còn lại không tiếp xúc qua lại thường xuyên nữa…

  • Khi bị mọi người xa lánh, tránh tiếp xúc, khi gặp khó khăn, sẽ chẳng còn bạn bè hay ai tình nguyện ở bên giúp đỡ, cùng ta vượt qua hoạn nạn nữa. Người ta thường nói “Gieo nhân nào thì gặp quả ấy”, đó chính là hậu quả mà người ích kỷ phải gánh chịu: không thể thành công trong cuộc sống. Ích kỷ giống như một ngọn gió khô cằn trong sa mạc, làm khô héo tất cả, khô cằn mảnh đất tâm hồn mỗi người. Họ sẽ chỉ đang “tồn tại” chứ không phải là “sống” thực sự. Victor Hugo đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ đó đã chết đối với người khác.”
  • Ích kỷ, làm hại chính mình mà cũng là làm hại đến người khác. Mỗi chúng ta là một mắt xích trong xã hội, chỉ một hành động cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh.
Nên Xem:  Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

Dẫn chứng: Những người sản xuất, cung cấp thực phẩm vì cái lợi của mình trong kinh doanh mà không ngần ngại tiêm hóa chất vào trong thực phẩm, sử dụng những chất bảo quản có hại cho sức khỏe con người. Những vụ ngộ độc thực phẩm, ung thư, các bệnh về đường ruột… những giọt nước mắt, nỗi đau, tiền bạc mất mát… tất cả đều là bởi sự tham lam của một con người…

  • Không chỉ vậy, lựa chọn sống ích kỷ chính là con người ta đang dung túng cho lối sống tiêu cực ấy ngày càng lan rộng ra cả một cộng đồng, xã hội. “Một con sâu làm rầu nồi canh”, một người ích kỷ cũng sẽ khiến xã hội dần đi xuống. Với tâm lý bầy đàn và sự ảnh hưởng cộng đồng, sẽ không chỉ có một người ích kỷ mà dần dần nó sẽ lan ra rộng hơn, bao trùm lên cả một cộng đồng. Quả như Mac-đen đã nói: “Tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác.”
  1. Lật ngược vấn đề và rút ra bài học
  • Lòng ích kỷ, đó là điều xấu nhưng đôi khi, trong một số trường hợp thì người ta lại thấy ích kỷ là một điều tốt. Có những người dùng cả cuộc đời mình để cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, vì người khác mà chưa bao giờ nghĩ cho chính bản thân mình. Những lúc ấy, chúng ta đều sẽ mong họ có thể ích kỷ vì bản thân họ một chút. Khi ấy, đó là một người ích kỷ tốt, ích kỷ vì bản thân một lúc để sau đó tiếp tục sống vì người khác tốt hơn, lâu dài hơn. Có khi, ích kỷ ở một số thời điểm lại là giúp đỡ người đối diện mình: từ chối nhận hối lộ, từ chối làm việc xấu… Đôi khi ích kỷ làm nên nét đẹp con người, cộng đồng văn mình.
  • Bài học rút ra: Mỗi chúng ta nên có suy nghĩ và sự nhận thức đúng đắn về mọi vấn đề trước khi quyết định. Một người sống không ích kỷ – hay còn gọi là một người ích kỷ tốt, đúng lúc đúng chỗ cần có sự truyền đạt ý nghĩa một cách ổn thỏa. Đừng để ý của bản thân bị biến thành điều không tốt trong cách suy nghĩ và lắng nghe của người khác.
Nên Xem:  Tuần 19: Tiếng Việt lớp 3: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng

III, KẾT BÀI

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu khái quát lại ý kiến của bản thân người viết.

Ví dụ: Tôi và bạn, chúng ta đang sống ở thế giới này – một thế giới hoà bình và chứa đựng những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta không sống trọn vẹn và tốt hơn một chút, để sự ích kỷ đúng chỗ, đúng lúc khiến mình hạnh phúc hơn mà cuộc sống vẫn tươi đẹp như thế? Câu trả lời chính là nằm ở bạn đấy.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!