Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Dàn ý về lòng biết ơn, dàn bài nghị luận lòng biết ơn thầy cô cha mẹ chi tiết đầy đủ

Dàn ý về lòng biết ơn, dàn bài nghị luận lòng biết ơn thầy cô cha mẹ chi tiết đầy đủ

Hướng dẫn lập dàn ý văn chi tiết nhất nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô, biết ơn cha mẹ trong cuộc sống, dàn bài về lòng biết ơn ngữ văn lớp 8 9. Những yếu tố khẳng định giá trị của một con người ngoài những kĩ năng và nguồn kiến thức phong phú còn có những phẩm chất đạo đức và nét tính cách đẹp. Trong số những đức tính quý giá trong nhân phẩm con người, lòng biết ơn là phẩm chất cần thiết và quan trọng giúp gìn giữ niềm tin của con người về một xã hội có trước, có sau. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn một trong những cách để triển khai bài nghị luận về lòng biết ơn lớp 9 một cách trật tự và có hiệu quả.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG BIẾT ƠN THẦY CÔ CHA MẸ TRONG CUỘC SỐNG

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng biết ơn. Nêu nhận định, suy nghĩ cá nhân về vấn đề này (phẩm chất đẹp, đáng quý, cần thiết,…).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

Lòng biết ơn là gì? Sự ghi nhận, cảm kích trước những điều tốt đẹp mà bản thân được nhận từ những cá nhân hay tổ chức, đoàn thể nào đó.

Biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn:

  • Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ (tri ân công ơn sinh thành, thương yêu, nuôi dưỡng và chăm sóc).
  • Kính trọng, vân lời thầy cô ( ghi nhớ công ơn dạy dỗ, truyền dạy tri thức).
  • Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.
  • Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau
Nên Xem:  Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”

Vai trò của lòng biết ơn:

  • Khẳng định vẻ đẹp trong nhân phẩm của con người.
  • Gắn kết, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau.
  • Tạo niềm vui, lòng tin và không gây thất vọng cho những người đã chịu vươn tay giúp đỡ.
  • Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.
  • Khiến xã hội ngày càng hài hòa và phát triển.

Lời khuyên:

  • Mỗi người phải có lòng biết ơn, không thể trở thành kẻ trơ trẽn, vô ơn.
  • Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.
  • Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người thi ân cho ta khi bản thân có khả năng.
  • Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,…). Lời nhắn nhủ.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!