Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Giới thiệu về Phạm Văn Đồng – tác giả của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Giới thiệu về Phạm Văn Đồng – tác giả của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Giới thiệu về Phạm Văn Đồng – tác giả của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Hướng dẫn

Để có quá trình tìm hiểu hiệu quả nhất với tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc, các bạn hãy cùng tham khảo thêm bài giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồngmà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

I. Tiểu sử về tác giả Phạm Văn Đồng

Phạm Văn Đồng (sinh năm 1906- mất năm 2000) là một trong số những nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX. Ông sinh ra tại xã Tân Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trong lịch sử dân tộc, ông xuất hiện với vai trò là một nhà cách mạng, đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn.

Sinh ra trong môt gia đình trí thức, từ nhỏ Phạm Văn Đồng đã được tiếp thu truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương, gia đình, từ đó trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như nền văn hóa thế giới. Ông theo học trường Quốc học Huế và sớm phát huy tài năng trong việc học tiếng Pháp, và ông đã vận dụng lợi thế này để nắm bắt văn học, triết học Pháp cũng như phương Tây.

Nên Xem:  Bình luận ý kiến: Nghệ thuật chỉ đạt đến đỉnh cao của nó khi được chắt lọc từ những nỗi đau đích thực của cuộc đời

Ông tham gia cách mạng từ những năm còn trẻ tuổi. Ông tham gia vào phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925 khi mà cụ Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Hồ Chí Minh sáng lập. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo và bị kết án 10 năm. Năm 1936, ông ra tù và bí mật sang Trung Quốc năm 1940 cùng với Võ Nguyên Giáp, sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng ăn cứ tại biên giới Việt- Trung.

II. Sự nghiệp sáng tác của Phạm Văn Đồng

Phạm Văn Đồng là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng như Bác, ông sử dụng ngòi bút như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Ngay sau khi được trả tự do năm 1936 và bị quản thúc tại quê nhà, ông tích cực viết báo cho Tạp chí Đỏ- cơ quan ngôn luận của tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động xuất bản bí mật.Sau đó, với bút danh Đông Tây hoặc không kí tên, ông đã viết nhiều bài báo cho các báo Tin tức, Le Travail, Notre Voix,… Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc với lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!