Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Kể lại một câu chuyện làm em cảm động ( 5 Mẫu)

Kể lại một câu chuyện làm em cảm động ( 5 Mẫu)

Đề bài: Kể lại một câu chuyện làm em cảm động

Bài làm 1

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý.: Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.

Bài làm 2

Tuổi thơ của bố rất khó nhọc. Những lúc rảnh rỗi, bố thường kể cho tôi nghe về những ngày thơ ấu vất vả ấy. Những chuyện đó bao giờ cũng khiến tôi vô cùng xúc động. Qua đó, bố đã dạy cho chúng tôi nhiều bài học nhưng câu chuyện về đôi giày của bố đã để lại cho tôi ấn tượng sâu đậm.

Ngày còn đang đi học, bố chịu nhiều thiệt thòi hơn so với chúng bạn. Biết gia đình mình nghèo nên không bao giờ bố đua đòi theo chúng bạn. Bố luôn chịu khó học tập. Về nhà, bố giúp đỡ ông bà những công việc ở nhà. Một hôm, bà đưa bố đi chợ chơi. Khi đi qua cửa hàng bán giày, bà muốn mua cho bố một đôi giày mới. Đôi giày của bố đã cũ quá rồi. Dù rất thích có đôi giày mới nhưng bố nghĩ đến cảnh ông bà lại phải tiết kiệm hơn, chịu nhiều vất vả hơn. bố lại không đành lòng. Bố bảo: “Con không thích đôi giày ấy đâu. Giày của con nhìn cũ thế này thôi nhưng vẫn còn tốt lắm”. Bố kéo tay bà nội đi qua cửa hàng giày.

Ngày hôm sau, bố sang nhà bác hàng xóm và nói với Bác hàng xóm: “Bác ơi, khi nào bác có việc gì làm thì bác nhớ bảo cháu với nhé”. Bố đã kể cho bác hàng xóm nghe về ước muốn có một đôi giày thay cho đôi giày của bố đã sắp hỏng. Bác hàng xóm rất ngạc nhiên khi bố xin “Bác đừng nói cho bố mẹ cháu biết. Bác phải giúp cháu giữ bí mật”. Bác hàng xóm vui vẻ đồng ý.

Nên Xem:  Thuyết minh về con lợn, bài văn mẫu thuyết minh về con heo ở quê em nhà em hay

Từ hôm đó, cứ sau giờ học, bố lại đi làm vận chuyển với bác hàng xóm. Công việc vận chuyển bao gạo vô cùng vất vả. Người bố thì gầy gò và nhỏ bé. Bê những bao gạo nặng như vậy nhưng bố vẫn cố gắng, không kêu tiếng nào. Lần nào về đến nhà, mình mẩy cũng đau nhừ và nhức mỏi khắp nơi. Hai tay bố phồng rộp lên. Bố mệt đến mức chẳng buồn ăn cơm. Về nhà, bố chỉ muốn lăn ra ngủ. Nhưng sợ ông bà phát hiện, bố vẫn phải tỏ ra bình thường. Số tiền tiết kiệm được mỗi ngày, bố vuốt lại cho thẳng, kẹp vào một quyển vở. Dù có bận nhưng ngày nào bố cũng ghé qua cửa hàng bán giày, ghé mắt vào ngắm đôi giày một lúc cho đỡ thèm, sau đó, lại nhanh chóng chạy đến chỗ làm cùng bác hàng xóm.

Bài làm 3

Suốt mấy tuần qua, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ báo nào, tôi cũng thấy liên tục đưa tin về tình hình lũ lụt ở miền Trung. Đồng bào các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi liên tục hứng chịu con thịnh nộ của trời đất. Hết bão lớn rồi lại đến ngập lụt, sạt lở, lũ quét. Biết bao con người đang phải chịu cảnh màn trời chiếu đất hết sức cơ cực. Những ngày qua, cũng đã có biết bao tấm lòng tình nghĩa thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” hướng về miền trung ruột thịt của người dân Sài Gòn khiến tôi vô cùng xúc động. Nhiều thanh niên đã không quản ngại khó khăn, tích cực kêu gọi cộng đồng quyên góp cứu trợ. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những khuôn mặt ấy.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, tôi cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ ở hàng rau quả, tôi nhìn thấy ở phía trước cổng chợ có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khăn quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm, phía trước cổng chợ. Một chị trong số họ, có khuôn mặt rất xinh xắn. Mấy cô bác đi chợ đứng lại, hướng về phía chị thanh niên áo xanh có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

– Thưa bà con cô bác, chúng cháu là nhóm tình nguyện viên cứu trợ của Thành đoàn Thành phố. Xin bà con cô bác dành chút ít thời gian. Cơn bão vừa qua đổ bộ vào miền trung đã gây ra hậu quả nặng nề. Đồng bào các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng Trị đang gồng mình chống lũ, tình cảnh hết sức thảm thương. Nhiều bà con mất hết nhà cửa. Vì tinh thần lá lành đùm lá rách, một miếng khi đói bằng một gói khi no, mong cô bác góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Mỗi người một ít, góp ít thành nhiều. Số tiền góp được dùng mua nhu yếu phẩm. Sáng mai, đoàn chúng cháu sẽ khởi hành cứu trợ đồng bào miên trung ngay ạ.

Ánh mắt chị long lanh, nhìn mọi người cầu khẩn. Không ai bảo ai, các cô bác có mặt hôm ấy lặng lẽ xếp hàng quyên góp ủng hộ. Mẹ tôi cũng bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc. Tôi không biết là bao nhiêu. Chị thanh niên áo xanh rối rít cảm ơn mọi người.

Lúc ấy ngay bên cạnh tôi, có một người phụ nữ quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong một món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì chị thanh niên áo xanh nhanh nhảu nói:

– Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt với ạ.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống, lầm bầm có vẻ bực dọc:

– Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai mươi ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét nó vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

– Thật là như mắc nợ. Nào là góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ môi trường, rồi đến quỹ hội phụ nữ… sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên như sững người, mặt ngơ ngác. Chị khẽ nở cười gượng gạo cảm ơn mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Phải một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ hai mươi ngàn và nói:

Nên Xem:  Soạn bài mục đích học tập của học sinh ngày nay.

– Chị ơi! Đừng buồn nghe chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có hai mươi ngàn thôi, nhận cho em đi nghe chị!     ;

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em bé, chị nói:

– Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đây!

Được chứng kiến hai sự việc trái ngược nhau trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi thấy lòng bâng khuâng khó tả. Quyên góp, giúp đỡ người khốn khó là một việc làm tốt đẹp. Một người vì mọi người. Em nhỏ kia quả là có tấm lòng tốt đẹp. Dù chỉ có những đồng tiền ít ỏi, em cũng dành cho người đang khó khăn hơn mình. Hành động ấy thật đáng khen ngợi. Còn người phụ nữ kia, dù khá giả nhưng lòng dạ hẹp hòi, không những góp ít mà trong lòng cũng không có từ tâm.

Ai cũng có một lòng tự trọng và chẳng ai muốn xin ai cái gì. Chỉ khi trong nghịch cảnh, con người mới cần đến. Làm ơn là tích phước đức cho mình, cứu người trong lúc nguy nan là tự giúp mình về sau. Bởi thế, chớ vì tiếc một chút đóng góp nhỏ mà bỏ mặc người khác trong nghịch cảnh. Biết yêu thương, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn có thể cuộc sống sẽ vất vả hơn nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp và hành phúc hơn.

Bài làm 4

Trên đời này không ai yêu thương con bằng mẹ. Mẹ đã dành cả tuổi thanh xuân để chăm sóc con nên người. Mẹ sẵn sàng đánh đổi cả sinh mệnh để con không phải đớn đau, có được những thánh ngày sống hạnh phúc. Mẹ hi sinh tất cả vì con và không bao giờ cần đáp trả. Một lần, nhìn thấy cảnh tượng chuột mẹ dũng cảm cứu đàn con trong con nước lũ khiến tôi vô cùng cảm động, đến giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ.

Nơi tôi ở là một khu phố mới. Vì việc xây dựng đang tiến hành nên đường xá còn khá bừa bộn. Phí trước cổng nhà tôi, những đoạn cống thoát nước được xây dựng kiên cố nhưng chưa thể thông dòng vì nhiều chỗ xây chưa xong. Đàn chuột cống không biết từ đâu kéo về và chọn đoạn cống ấy làm nơi trú ngụ.

Tôi vốn ghét chuột lắm. Không những chúng rất hôi hám mà còn hay lục lọi, phá phách. Mấy chậu cây trước sân nhà tôi bị chúng cắn cho tan tành rồi. Bác Sáu nhà bên cũng hay phàn nàn về việc bị mấy con chuột ấy gặm nhắm linh tinh và còn khoét lỗ, đào hang cạnh góc tường nữa chứ.  Bởi thế, mỗi lần nhìn thấy chúng là tôi liền cầm gậy rượt đuổi ngay lập tức. Chúng là loài khôn ranh, cứ thấy tôi là chui liền xuống cống, đợi cho tôi đi khuất lại bò lên. Tức quá, tôi liền mua chục cái bẫy, quyết tâm tiêu diệt cho bằng được lũ chuột ấy, hoặc ít nhất là đẩy được chúng ra bãi rác.

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, tôi định đến tối sẽ giăng bẫy thì buổi chiều hôm đó trời nổi cơn giông long trời lở đất. Những tiếp sét kinh thiên động địa khởi đầu một cơn mưa giông dữ dội. Nước không biết từ đâu cứ trút xuống ào ào như bão lũ. Hùa với nước là gió, sấm và chớp. Tôi đứng trong nhà nhìn ra bên ngoài qua khung cửa kính, dòng nước cuồn cuộn chảy xuống cống, thật ngạc nhiên, có đến hơn mười con chuột vượt nước lũ lượt từ dưới rãnh cống chui lên rồi chạy tấp sang đống gỗ mục trước nhà bác Sáu. Dòng nước vẫn tiếp tục đổ mạnh xuông cống thì bỗng ngừng lại. Tôi cứ nghĩ cống đã đầy nước rồi, nước không thể chảy vào nữa. Bất ngờ, một con chuột mẹ lao lên từ trong vực nước, miệng ngậm một con chuột non. Nó nhanh chóng đưa chuột con đến bên góc thềm ba, nói có một thùng giấy, thả con vào đó rồi nhanh chóng trở lại miệng cống và lặn vào nước sâu. Chắc là ở dưới đó vẫn còn những đứa con của nó.

Dòng nước vẫn tiếp tục đổ xuống cống, mực nước càng ngày càng dâng cao. Con chuột mẹ lại trồi lên, miệng ngậm thêm một con non nữa. Nó vội vã cất con vào chỗ lúc nãy và tiếp tục lặn xuống. Cứ thế, đến lần thứ tư, chuột mẹ đã quá mệt. Nó đứng bên bờ nước thở hổn hểnh. Dòng nước đã che mất miệng cống, nó cố tìm rồi quyết định lặn xuống một lần nữa. Lần này nó lặn rất lâu. Tôi nhìn dòng nước không ngừng tuôn xuống cống mà lo lắng. Một phút… Hai phút… Vẫn chưa thấy chuột mẹ ngoi lên. Nước đã ngập lênh láng cả con đường. Cơn mưa đã vơi dần nhưng dòng nước chảy vẫn siết lắm. Tôi chợt nghĩ rằng chuột mẹ đã đuối sức và trong chuyến lặn sâu cuối cùng, nó đã không thể trở lên được. Bất giác, tôi thấy thương chuột mẹ vô cùng. Nó đã bất chấp hiểm nguy để cứu đàn con. Nó đã dùng hết sinh lực của mình để đưa đàn con lên chỗ an toàn. Đó là một người mẹ vĩ đại.

Nên Xem:  Soạn bài Bàn về đọc sách - lớp 9

Bỗng nhiên, từ dưới mặt nước, con chuột mẹ lại trồi lên với một con chuột con. Nó phăng phăng bơi qua rãnh nước chảy siết, nhanh chóng vượt vào bờ rồi nhẹ nhàng đặt con vào thùng giấy. Xong đâu đấy, nó chạy ra bên ngoài rũ sạch nước trên người rồi trở vào ấp ủ đàn con. Trông nó rất mệt nhọc, cái mũi vẫn còn phập phồng thở gấp gáp, đầu ngả qua một bên mệt mỏi. Bóng tối dần buông xuống rồi phủ khắp không gian. Màn đêm tĩnh mịch khép lại tất cả.

Đến sáng hôm sau, tôi không còn thấy chuột mẹ và đàn con ở đấy nữa. Chắc có lẽ, sau khi đã phục hồi sức khoẻ, chuột mẹ đã đưa các con đến nơi an toàn hơn. Nơi đây trống trải, gần người, quả thực không thích hợp để chúng ở lại lâu dài.

Chứng kiến cảnh tượng chuột mẹ cứu lấy đàn con trong dòng nước sâu, tôi mới hiểu rằng tình mẹ cao như mây trời, rộng như biển cả. Mẹ là người có thể thay thế bất kể ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ. Mẹ là tuyệt vời nhất. Mẹ chính là nguồn sống, là sức mạnh giúp con chống chọi với phong ba bão táp trong cuộc đời.

Bài làm 5

Hôm nay, tôi về nhà với khuôn mặt buồn rười rượi. Thấy vậy, mẹ hỏi:

–  Có chuyện gì ờ trường hả con?

Tôi liền kể cho mẹ nghe về cuộc gặp gỡ bất ngờ và cảm động với Hiền, cô hạn thân của tôi trong suốt 5 năm tiểu học.

Giờ ra chơi hôm nay, như mọi khi tôi xuống căng tin để uống nước. Khi đi qua lớp 6C, tôi thấy một bạn có mái tóc dài, bị mất cánh tay trái. Khuôn mặt thanh tú vốn trông rất xinh lại có mấy vết sẹo dài trên má. Cặp mắt trong sáng ánh lên niềm tự tin. Đôi mắt ấy vốn thân thuộc với tôi biết bao. Như buột miệng, tôi gọi: “Hiền ơi!”. Bạn quay lại, cặp mắt sững sờ, rồi chạy lại phía tôi và gọi to “Trang hả?”. Đúng là Hiền rồi, không thể nào nhầm được, giọng nói, dáng vẻ và nhất là đôi mắt, nhưng sao lại thế này? Chúng tôi cầm tay nhau, nhưng đúng hơn là tôi cầm tay phải của Hiền vừa đi vừa nói chuyện. Tôi nhìn Hiền và hỏi với giọng đầy nghi ngại:

–  Tại sao cậu lại bị…?

Tôi chưa nói xong câu, Hiền cắt ngang:

–  Cậu muốn hỏi tớ tại sao lại bị mất một cánh tay đúng không?

Tôi gật đầu! Rồi Hiền kể:

–    Mùa hè năm ngoái, gia đình tớ đi picnic ở Côn Sơn. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã đổ ập xuống. Khi về, bố mẹ, tớ cùng em trai đã bị hai thanh niên say rượu đua xe đâm phải. Kết quả là mẹ tớ và em tớ đã ra đi vĩnh viễn. Bố tớ bị mất đôi chân, còn tớ… tớ…

Kể đến đây, Hiền bỗng dừng lại, hai hàng nước mắt chảy dài. Cặp mắt long lanh trở nên buồn thăm thẳm. Tôi cũng suýt khóc và hỏi:

–  Cuộc sống của cậu như thế nào?

Hiền ngưng khóc và kể tiếp:

–   Lúc đó, tớ cũng muốn chết luôn nhưng tớ lại nghĩ đến bố mẹ, em trai, cô giáo và tất cả các hạn. Ý nghĩ đó đã giúp tớ liếp tục sống. Khi hai bố con tớ ở viện, đêm nào tớ cũng khóc. Khi đó, tớ mới hiểu cảm giác phải xa người thân đau đớn như thế nào! Sau mấy tháng điều trị, tớ ra viện. Tớ lại đi học. Lúc đầu, các bạn nhìn tớ như thấy con quái vật một tay với mấy vết sẹo. Nhưng sau khi biết được hoàn cảnh của tớ, các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tớ trong việc học tập rất nhiều. Sáng tớ đi học còn chiều tớ đi phụ dì tớ bán bánh chuối ở gần trường.

Nghe xong câu chuyện, tôi rất cảm động và khâm phục ý chí của Hiền. Giờ ra chơi đã hết tôi chào Hiền và lên lớp. Tôi quay lại vẫy tay chào, Liên cũng vẫy tay và cười với tôi, một nụ cười mệt mỏi.

Mẹ nghe xong chuyện cũng rất buồn. Mẹ nói:

–  Con hãy nhìn Hiền mà noi gương, hãy cố gắng học tập tốt.

Qua câu chuyện này, tôi cũng muốn nhắc các bạn, hãy tuân thủ luật lệ an toàn giao thông để không xảy ra sự việc đáng tiếc giống Hiền nhé!

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!