Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

Bài làm 1

“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Bài thơ ” Khi con tu hú” sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên – Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 – khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.

Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: ‘Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng…”. Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc

đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao… tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút… Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế….

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.

Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

Bài làm 2

Trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng.

Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bằng câu thơ: “Khi con tu hú gọi bầy”. Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình (“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa”). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hú gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái “đang chín, ngọt dần”.

Những hình ảnh thơ tiếp theo như “vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng”. Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ.

Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”.

Bài làm 3

Bài thơ có mười câu, đã dành sáu câu cho đoạn thứ nhất:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Đây là cảnh mùa hè tiêu biểu ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay – cái bây giờ mà nhà thơ đang nghe là tiếng tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”). Cái cảm giác đột nhiên ấy – sở dĩ là đột nhiên, vì nó xuất hiện trong một khối cảnh không gian đặc biệt: hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật ký trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”). Nó lạ lẫm và khơi gợi vô cùng. Tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến. Nhưng nó đến như thế nào thì tác giả không nhìn thấy. Vốn sống, sự gắn bó với mọi làng quê đã được huy động để thay vào. Lấp đầy cái khoảng trống bị vây bọc bởi bốn bức tường xà lim lạnh lẽo là sự tưởng tượng của nhà thơ mà người đọc không cảm thấy có một chút gì khiên cưỡng, gò ép. Mạch thơ vẫn hết sức tự nhiên như không có một sự lắp ghép cố tình nào. Hãy đọc lại:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.

Hai câu thơ, và rồi bốn câu tiếp như một tác động dây chuyền: cứ tiếng chim xuất hiện là mùa màng, cây trái đến theo. Sự hô – ứng ấy bao đời vẫn thế bởi đó là quy luật của tự nhiên. Tiếng chim gọi bầy mà cũng là tiếng chim gọi mùa chính là vì thế. Nó lập tức xôn xao. Nó va đụng vào lòng người nao nức lắm. cần chú ý hai trạng thái chín của lúa và ngọt của cây: đang chín, ngọt dần. Nếu thay vào đã chín, ngọt rồi, câu thơ sẽ khác, sẽ ở vào thế tĩnh, đông cứng lại ngay. Còn ở đây tả chim mà như nó đang bay, tả hoa mà như nó chớm nở, nó mỉm cười thì ấy là cái động của thơ, của họa. Cái động ấy ở đây là do tài của nhà thơ, nhưng cũng là do tình của nhà thơ thân mến nó. Nghe một tiếng chim kêu mà thấy mạch sống của cây, của lúa sinh sôi, đang rạo rực thân cành thì chỉ có thể ở những con người yêu thương cuộc đời, yêu thương sự sống đến mức thắt lòng. Từ đó mà tưởng tượng nảy sinh.

Ấy là chưa nói đến ưu thế uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu khả năng diễn đạt tâm tình của thơ lục bát. Thơ lục bát vừa có hình thức cố định lại vô cùng biến hóa. Chẳng hạn, trong bốn câu thơ đầu, nếu lấy tiêu chí giác quan mà nhìn vào kết cấu thì ta thấy mỗi cặp câu 6/8 có đủ cả thính giác và thị giác, từng đôi một, tạo cảm giác âm thanh giục giã mùa màng bước vào ngày hội:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Nếu bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ đẹp, nó nói được cái ríu rít của mùa hè, của cây trái xum xuê thì hai câu sau tưởng như không ăn nhập gì với không khí ấy bởi nó nói đến những con diều sáo, một sắc trời xanh. Nguyễn Trãi xưa vì mừng thấy dân khắp nơi “giàu đủ” mà nghĩ đến cây đàn của vua Thuấn. Cây đàn với bát cơm, tấm áo trên một phương diện nào đó là khá xa nhau, nhưng thực thì chúng lại rất gần nhau, ở cảnh thanh bình, hạnh phúc. Vậy thì hai câu “Trời xanh càng rộng càng cao/ Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” phải chăng là những âm thanh vút cao lên từ một giai điệu bè trầm là bốn câu trước đó.

Để cắt nghĩa vì sao bức tranh nông thôn hiện ra trong thơ rất thực và rất đẹp, ta nghĩ đến hai điều: bản thân cảnh nông thôn, nhất là vào dịp mùa màng là rất đẹp, nó gợi cái ấm, cái no của người cày cuốc một nắng hai sương. Song điều thứ hai, trong trường hợp bài thơ này, mới là quan trọng: nhà thơ chiến sĩ bị giam cầm vi yêu nó, đang mơ thấy nó, thấy nó như đang ở tầm tay. Yêu nó, không được gần mà nhớ đã đành (đã bao lần ở trong tù, người thanh niên ấy đã nhớ người, nhớ đồng?), cái chính thức: bức tranh ấy là bức tranh tự do, thứ tự do vừa lớn lao vừa bình dị như một chân lí đơn sơ.

Để vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tố Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian (thể lục bát của ca dao), cả thành tựu của Thơ mới. Riêng về hình ảnh của Thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ cái tôi nội cảm, cái tôi của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu đầu giống như một đời sống bên trong của nó. Ngay câu thơ đầu thôi, cái nguyên cớ, cái nguồn cơn để từ đó cảm xúc trào dâng như một giây phút “chạnh lòng” (tên một bài thơ của Thế Lữ). Một âm thanh nhỏ của cuộc đời mấy ai để ý mà với Tố Hữu, tiếng “gọi bầy” ấy có sức gợi rất lớn, sức gợi tức thời. Sự nhạy cảm ở đây là của thơ nói chung, trước hết là của thơ mới. Đọc Khi con tu hú, ta có cảm giác vừa là ca dao, vừa không phải là ca dao chính bởi sự kết hợp của hai thành tựu vừa nêu.

Nên Xem:  Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh đầy đủ hay nhất

Bài làm 4

Nếu những ngày tháng trong ngục tối, Bác Hồ có trăng làm bạn thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú kêu đã đánh thức một mùa hè thôn quê bình dị mà vui tươi, sôi động. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày ông ở nhà lao Thừa Phủ. Sáu câu thơ đầu đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa hạ xứ Huế vô cùng tuyệt đẹp:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Với âm điệu du dương, trầm bổng cùng sự nhịp nhàng của những vần thơ lục bát đã khắc họa một bức tranh với đầy đủ âm sắc mùa hạ. Đó là tiếng chim tu hú líu lo gọi bầy,âm thanh ríu rít ấy như mừng vui, hớn hở đón chào mùa mới sắp sang. Đó còn là tiếng ve ngân vang trong vườn răm , tiếng râm ran như hối hả báo hiệu hè về của đàn ve chăm chỉ. Và giữa bầu trời cao rộng, còn là âm thanh của con diều sáo du dương, tinh nghịch, lộn nhào giữa không trung. Những âm thanh sôi động, náo nức ấy vốn quen thuộc với mùa hạ. Bởi vậy, những âm thanh ấy dễ dàng cảm nhận qua thính giác đã tác động vào tâm trí nhà thơ và khiến thi nhân có những liên tưởng thú vị, đầy khơi gợi về những hình ảnh nơi thôn quê mùa hạ.

Bức tranh thiên nhiên ấy còn được điểm tô bằng những sắc màu rực rỡ. Tất cả đều như đang hứa hẹn, đang ở độ thanh xuân rực rỡ nhất: là sắc vàng của lúa chiêm dần chín, là trái cây chuyển dần về sắc đỏ và đạt đến độ chín, mang đến vị ngọt ngào, tinh túy nhất. Giữa nắng hồng rực rỡ là sân bắp với những hạt mẩy, căng tròn, vàng rộm. Bức tranh thiên nhiên còn được đẩy lên cao vút với bầu trời mang màu thiên thanh. Chao ôi! Tuyệt sắc biết bao! Một mùa hè bình dị, gần gũi, thân thương trong lòng người đọc, như thôi thúc chúng ta trở về nơi thôn quê ấy.

Ẩn sâu trong bức tranh thiên nhiên mùa hạ vui tươi, nhiều âm sắc ấy là một tâm hồn đang khao khát tự do cháy bỏng. Bởi thời điểm viết bài thơ, tác giả bị giam cầm trong ngục tối. Ông viết về mùa hạ trong niềm hồi tưởng với tất cả sự tươi đẹp, rực rỡ. Tất cả, từ tiếng chim đến “đôi con diều sáo lộn nhào tầng không” đều đang được hưởng một cuộc sống tự do giữa bầu trời cao rộng.

Qua sáu câu thơ đầu, người đọc đã được chiêm ngưỡng một bức tranh vừa thân thuộc, bình dị vừa sống động, rực rỡ của thiên nhiên xứ Huế mộng mơ. Người đọc tưởng như người viết đang sống giữa nó, miêu tả nó trực tiếp bằng sự tinh tường của tất cả các giác quan từ thính giác, thị giác, đến vị giác, khứu giác… Phải có một niềm yêu đời, yêu sự sống thiết tha, mãnh liệt mới vẽ được bức họa mùa hè bằng thơ đẹp, sinh động trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài làm 5

Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống

“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.
Vườn răm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Bài thơ “Khi con tu hú” sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên – Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 – khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.

Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: ‘Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng…”. Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao… tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút… Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sộng động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế….

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.

Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

Bài làm 6

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ “chín, ngọt”, các tính từ chỉ màu sắc “vàng, đào, xanh”, các từ miêu tả không gian “rộng, cao” kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Tiếng “tu hú” là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng “tu hú” làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim “tu hú” mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân”

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

“Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

Không chỉ có âm thanh của “tiếng tu hú”, “tiếng ve ngân”, tiếng “con diều sáo” đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

“Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới “hương ổi” trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

Nên Xem:  Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

“Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao”.

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. “Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc”. Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim “tu hú gọi bầy”, “tiếng ve ngân” đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

Bài làm 7

Tố Hữu nhà thơ lớn và có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học nước nhà, ông có nhiều tác phẩm rất nổi tiếng và có thể kể đến Khi con tu hú một trong những tác phẩm được chính tác giả viết khi ở trong ngục tù. Đây là những năm tháng đau thương, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do.

Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu có 10 câu và trong 6 câu thơ đầu chính là bức tranh thiên nhiên đẹp của mùa hè sắp đến.

“Khi con tu hú gọi bầy”

Tiếng tu hú theo quan niệm của dân gian chính là khởi đầu của mùa hè, mùa của những ánh nắng rực rỡ và ấm áp. Tiếng tu hú quen thuộc vang lên đâu đó đã gợi lên mạch cảm xúc trong chính tâm hồn của nhà thơ những cảm xúc khó tả, những kỉ niệm ùa về.

“Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

Trong tâm trí tác giả mùa hè rất sinh động và đẹp, màu vàng của lúa đang chín của những quả ngọt, âm thanh rộn ràng của những tiếng ve ngân lên như chào đón mùa hè, tiếng sáo diều…Tất cả đều hiện lên thật đẹp,sinh động gợi lên bao nhiêu rạo rực cho người thanh niên.Tác giả phải là một người yêu thiên nhiên, cảm nhận tinh tế mới có thể viết lên những vần thơ đầy sức gợi hình, gợi cảm như vậy.

Trong 6 câu thơ đầu tác giả đã kể lại những hình ảnh thân thuộc của mùa hè bằng phương pháp tả cảnh, vô cùng sinh động với nhiều từ ngữ có sức gợi hình cao. Tất cả đều thể hiện được vẻ đẹp của mùa hè mùa của tuổi trẻ và khát vọng sự tự do.

Những hình ảnh mùa hè được tác giả về nên cùng với hiện thực đang bị giam cầm ngục tối đã nói lên sự khát khao mãnh liệt mong muốn tự do, khát vọng của tuổi trẻ, đây cũng là nét đẹp trong tâm hồn của chính nhà thơ.

Bài làm 8

Bài thơ mang đến một bức tranh mùa hè tươi tắn, gắn liền với niềm tin vào sự sống và khao khát tự do. Khi con tu hú gọi bầy, lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, vườn râm dậy tiếng ve ngân, bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào, trời xanh càng rộng càng cao, đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Đây là cảnh mùa hè tiêu biểu ở các làng quê. Bức tranh hiện thực mở ra bằng sự lắng nghe và hồi tưởng, kết hợp giữa hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Mùa hè xuất hiện trong tâm trí nhà thơ với sự hài hòa của âm thanh, hương vị, và màu sắc.

Những câu thơ đầu tiên là một cuộc sống bên trong, từ chính nguyên cớ của niềm vui. Tiếng chim gọi bầy là sự báo hiệu của mùa màng, và sự hồi sinh của tự nhiên. Tình cảm dồi dào, sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ hiện lên trong từng dòng thơ.

Một điểm độc đáo của bài thơ là sự kết hợp linh hoạt giữa hình thức cố định của thơ lục bát và sự biến hóa động của thơ mới. Câu thơ uyển chuyển, giàu khả năng diễn đạt tâm tình, và mang đến cho độc giả cảm giác sống động, thụ hưởng vẻ đẹp hòa quyện của thiên nhiên.

Bức tranh nông thôn hiện ra rất thực và đẹp, gợi lên hình ảnh ấm áp, hạnh phúc của cuộc sống nông dân. Từ việc miêu tả ngoại cảnh đến diễn tả tâm trạng, Tố Hữu đã thành công trong việc hòa quyện cảm xúc và tưởng tượng, tạo nên một bức tranh tự do và đẹp đẽ.

Bài thơ không chỉ là ca dao, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, đem đến một trải nghiệm đọc thơ đầy sáng tạo và độc đáo.

Ấy là chưa nói đến ưu thế uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu khả năng diễn đạt tâm tình của thơ lục bát. Thơ lục bát vừa có hình thức cố định lại vô cùng biến hóa. Chẳng hạn, trong bốn câu thơ đầu, nếu lấy tiêu chí giác quan mà nhìn vào kết cấu thì ta thấy mỗi cặp câu 6/8 có đủ cả thính giác và thị giác, từng đôi một, tạo cảm giác âm thanh giục giã mùa màng bước vào ngày hội:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Nếu bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ đẹp, nó nói được cái ríu rít của mùa hè, của cây trái xum xuê thì hai câu sau tưởng như không ăn nhập gì với không khí ấy bởi nó nói đến những con diều sáo, một sắc trời xanh. Nguyễn Trãi xưa vì mừng thấy dân khắp nơi “giàu đủ” mà nghĩ đến cây đàn của vua Thuấn. Cây đàn với bát cơm, tấm áo trên một phương diện nào đó là khá xa nhau, nhưng thực thì chúng lại rất gần nhau, ở cảnh thanh bình, hạnh phúc. Vậy thì hai câu “Trời xanh càng rộng càng cao/ Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” phải chăng là những âm thanh vút cao lên từ một giai điệu bè trầm là bốn câu trước đó.

Để cắt nghĩa vì sao bức tranh nông thôn hiện ra trong thơ rất thực và rất đẹp, ta nghĩ đến hai điều: bản thân cảnh nông thôn, nhất là vào dịp mùa màng là rất đẹp, nó gợi cái ấm, cái no của người cày cuốc một nắng hai sương. Song điều thứ hai, trong trường hợp bài thơ này, mới là quan trọng: nhà thơ chiến sĩ bị giam cầm vi yêu nó, đang mơ thấy nó, thấy nó như đang ở tầm tay. Yêu nó, không được gần mà nhớ đã đành (đã bao lần ở trong tù, người thanh niên ấy đã nhớ người, nhớ đồng?), cái chính thức: bức tranh ấy là bức tranh tự do, thứ tự do vừa lớn lao vừa bình dị như một chân lí đơn sơ.

Để vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tố Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian (thể lục bát của ca dao), cả thành tựu của Thơ mới. Riêng về hình ảnh của Thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ cái tôi nội cảm, cái tôi của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu đầu giống như một đời sống bên trong của nó. Ngay câu thơ đầu thôi, cái nguyên cớ, cái nguồn cơn để từ đó cảm xúc trào dâng như một giây phút “chạnh lòng” (tên một bài thơ của Thế Lữ). Một âm thanh nhỏ của cuộc đời mấy ai để ý mà với Tố Hữu, tiếng “gọi bầy” ấy có sức gợi rất lớn, sức gợi tức thời. Sự nhạy cảm ở đây là của thơ nói chung, trước hết là của thơ mới. Đọc Khi con tu hú, ta có cảm giác vừa là ca dao, vừa không phải là ca dao chính bởi sự kết hợp của hai thành tựu vừa nêu.

Bài làm 9

Khám phá đoạn thơ mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về tâm hồn của những người trẻ cộng sản. Các chiến sĩ hy sinh vì lý tưởng cao cả đó không chỉ sở hữu một thế giới nội tâm phong phú mà còn đong đầy cảm xúc mạnh mẽ, nhịp đập hài hòa với nhịp sống

“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”

Trong những thời kỳ khó khăn của dân tộc, nhiều chiến sĩ kiên cường của cách mạng Việt Nam đã phải chịu đựng những ngày tù tội đau thương dưới tay thực dân. Tuy nhiên, giữa bóng tối căm hận, những âm thanh thơ mộng vẫn vang lên, diễn đạt niềm say mê và khao khát với cuộc sống. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một ví dụ điển hình. Sáu dòng thơ đầu tiên của bài thơ là một bức tranh tươi sáng về thiên nhiên, thể hiện sự phong phú, sôi động và tình yêu đời sôi nổi của người chiến sĩ cộng sản trẻ:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Bài thơ ‘Khi con tu hú’ được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam giữ trong nhà tù Thừa Thiên – Huế (Tố Hữu bị bắt tháng 4-1939 – lúc ông mới 19 tuổi). Bài thơ này thể hiện tâm trạng chật vật của người cộng sản trẻ tuổi, đầy yêu đời, bị giam cầm giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Tâm trạng trở nên căng trở khi nhà thơ hướng tâm hồn về bầu trời tự do bên ngoài.

Giữa tháng hè bỏng lửa, giữa cái im lặng đáng sợ của nhà tù, tiếng tu hú gọi bầy vang lên:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Trong tiềm thức của người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi của mùa hè: ‘Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng…’. Đó là mùa hè rực rỡ với ánh nắng và những màu sắc tươi tắn của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang lên, khơi dậy trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi niềm tin, khát khao nhưng cũng nỗi nhớ về tự do đã mất.

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Mùa hè hiện lên trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hòa quyện với âm thanh sống động. Đó là màu vàng của lúa chín, sắc đỏ rực rỡ của quả ngọt, màu vàng tươi của bắp ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của bầu trời… tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vút lên… Quả thực! Đẹp đẽ quá! Mơ ước quá! Chỉ cần hồi tưởng, người ta đã cảm nhận được sự hứng khởi, nhảy múa và hát ca. Tác giả đã tạo ra một bức tranh mùa hè sống động và tươi mới với những từ ngữ giản dị, nhưng đầy ý nghĩa và gợi cảm. Nếu không có sự kết nối mạnh mẽ với cuộc sống, không có lòng khát khao tự do mãnh liệt, không có tâm hồn nhạy bén và trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ sẽ không thể sáng tác ra những câu thơ tuyệt vời như thế….

Nên Xem:  Thuyết minh về chiếc cặp sách

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, chi tiết và hấp dẫn, các từ ngữ được chọn có giá trị sáng tạo hình. Đặc biệt, phong cách liệt kê được sử dụng để tạo ra những ấn tượng hùng vĩ về một mùa hè tràn ngập ấn tượng và lòng khao khát của tuổi trẻ.

Hình ảnh của thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ, người chiến sĩ đang trải qua những ngày tháng tù tội, đã thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng không thể kìm nén. Đoạn thơ đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp trong tâm hồn của người cộng sản trẻ tuổi. Những người chiến sĩ hy sinh vì lý tưởng cao đẹp kia không chỉ sở hữu một thế giới nội tâm phong phú, mà còn một mối liên kết sâu sắc với quê hương ruộng đồng.

Bài làm 10

Trong những ngày tăm tối của ngục tù, nếu Bác Hồ có ánh trăng làm bạn, thì với Tố Hữu, tiếng chim tu hú kêu đã đánh thức một mùa hè thôn quê bình dị, vui tươi và sôi động. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong những ngày ông ở nhà lao Thừa Phủ. Sáu câu thơ đầu tiên đã tạo nên một bức tranh tuyệt vời về thiên nhiên mùa hạ ở xứ Huế:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Với giai điệu du dương, trầm bổng cùng nhịp nhàng của thơ lục bát, bức tranh mùa hạ hiện lên tràn ngập âm thanh. Tiếng chim tu hú như là một bản giao hưởng của niềm vui, chào đón mùa mới. Tiếng ve râm ran trong vườn răm, như là lời hòa nhạc sôi động báo hiệu mùa hè. Và giữa bầu trời rộng lớn, là tiếng sáo của đôi diều, du dương, tinh nghịch, lộn nhào giữa không trung. Những âm thanh sống động, hứng khởi kia đã tác động sâu sắc vào tâm hồn nhà thơ, gợi lên những tưởng tượng thú vị về thôn quê mùa hạ.

Bức tranh tự nhiên được làm phong phú hơn với những gam màu tươi sáng. Tất cả như một lời hứa hẹn, ở thời kỳ tươi trẻ nhất: là màu vàng của lúa chín, là trái cây chuyển sang sắc đỏ và chín mọng, mang đến hương vị ngọt ngào, tinh tế nhất. Giữa ánh nắng hồng rực rỡ là sân bắp với những hạt mẩy, căng tròn, vàng rơm. Bức tranh tự nhiên được đưa lên cao vút với bầu trời mang đầy màu sắc thiên nhiên. Chao ôi! Tuyệt vời biết bao! Một mùa hè giản dị, gần gũi, thân thương trong trái tim người đọc, như mời gọi chúng ta trở về với quê hương thân yêu ấy.

Ẩn sau bức tranh thiên nhiên mùa hạ tràn ngập niềm vui, đa dạng âm thanh, là một tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng. Khi viết bài thơ, tác giả đang bị giam giữ trong bóng tối. Ông viết về mùa hạ, hồi tưởng về sự tươi đẹp, rực rỡ. Tất cả, từ tiếng chim hót đến ‘đôi con diều sáo lộn nhào tầng không’ đều đang trải qua cuộc sống tự do giữa bầu trời cao vút.

Thong qua sáu câu thơ đầu, người đọc đã được tận hưởng một bức tranh thân quen, giản dị và sống động về thiên nhiên mùa hạ ở Huế. Người đọc cảm nhận như tác giả đang sống ngay trong đó, mô tả trực tiếp với sự tinh tế của tất cả các giác quan, từ thính giác, thị giác, đến vị giác, khứu giác… Để tạo ra bức tranh mùa hạ đẹp, sống động như vậy, chắc chắn phải có niềm đam mê sâu sắc, tình yêu sự sống mãnh liệt, mới có thể tạo nên bài thơ đẹp như vậy.

Bài làm 11

Tố Hữu, một nhà thơ lớn ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt Nam, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có Khi con tu hú – một trong những sáng tác quan trọng nhất được ông viết khi ngồi trong ngục tù. Những năm tháng đau buồn và tù tội, nhưng vẫn tràn đầy lạc quan và khao khát tự do.

Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu bao gồm 10 câu, và 6 câu đầu tiên tạo ra một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp của thiên nhiên trong mùa hè sắp bắt đầu.

“Khi con tu hú gọi bầy”

Tiếng tu hú, theo quan điểm dân gian, là bắt đầu của mùa hè, mùa của ánh sáng rực rỡ và ấm áp. Tiếng tu hú quen thuộc vang lên từ đâu đó, đánh thức mạch cảm xúc trong tâm hồn của nhà thơ, những cảm xúc khó diễn đạt, những kí ức ùa về.

“Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

Trong tâm trí của tác giả, mùa hè là một thế giới sinh động và tuyệt vời, với màu vàng của lúa chín và quả ngọt, âm thanh hăng hái của tiếng ve như là lời chào đón mùa hè, và tiếng sáo của diều… Tất cả đều xuất hiện tươi tắn và sống động, tạo ra nhiều cảm xúc hứng khởi cho thanh niên. Tác giả chắc chắn là người yêu thiên nhiên, có khả năng cảm nhận tinh tế mới có thể viết ra những bài thơ đầy sức gợi hình và cuốn hút như vậy.

Trong 6 câu đầu, tác giả đã mô tả những hình ảnh quen thuộc của mùa hè bằng cách sử dụng miêu tả cảnh, với nhiều từ ngữ sinh động và gợi hình. Tất cả đều thể hiện vẻ đẹp của mùa hè, mùa của tuổi trẻ và lòng khao khát tự do.

Hình ảnh mùa hè được tác giả mô phỏng đi kèm với hiện thực của việc bị giam giữ trong ngục tối, tạo nên sự khao khát mãnh liệt, lòng khao khát tự do của tuổi trẻ. Đây cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ.

Bài làm 11

Phía sau những hàng sắt của nhà tù thực dân, nơi có vẻ như có thể giữ giam và kiềm chế tinh thần chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó, tình yêu quê hương vẫn đốt cháy, trí óc chiến đấu vẫn hòa quyện vào từng dòng thơ trong tác phẩm ‘Khi con tu hú’ của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu mãnh liệt đối với thiên nhiên, nhà thơ đã sáng tác nên bức tranh hùng vĩ về mùa hè ở Huế, phong phú và khao khát tự do đến nổi cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Bài thơ được sáng tác trên con đường của nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh đầy màu sắc, chúng ta có thể cảm nhận được tác giả truyền đạt nhiều cảm xúc thông qua nghệ thuật mô tả sinh động. Bức tranh về thiên nhiên hiện lên rõ ràng với sự sử dụng từ ngữ tinh tế như ‘chín, ngọt’, các từ miêu tả màu sắc như ‘vàng, đào, xanh’, và các từ chỉ không gian như ‘rộng, cao’ được kết hợp với phong cách liệt kê, giúp độc giả hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, và sắc màu đa dạng. Ngoài ra, việc sử dụng thể thơ gần gũi với dân gian giúp nhà thơ truyền đạt tâm trạng và khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh về thiên nhiên hiện lên trong tâm trí của thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh đó rực rỡ khi bất chợt nghe:

‘Khi con tu hú gọi bầy’

Âm thanh ‘tu hú’ là dấu hiệu của mùa hè đến, khi cây phượng đang nở đỏ rực, bằng lăng mở ra tím mọng báo hiệu ánh nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng ‘tu hú’ đánh thức tâm hồn thi nhân, làm nóng bừng lòng khao khát tự do. Bức tranh thiên nhiên không chỉ có âm thanh của ‘tu hú’, mà còn có âm thanh râm ran của những con ve trong tán lá:

‘Vườn râm dậy tiếng ve ngân’

Tất cả hòa quyện với tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

‘Đôi con diều sáo lộn nhào từng không’

Không chỉ có âm thanh của ‘tiếng tu hú’, ‘tiếng ve ngân’, và tiếng ‘con diều sáo’ di chuyển trên bầu trời, bức tranh đó còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

‘Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần’

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bát ngát, báo hiệu một mùa thu hoạch phong phú. Trong làn gió của mùa hè, nhà thơ ngửi mùi hương quen thuộc của quê hương, là mùi hoa quả chín tác động lên khứu giác, khiến chúng ta bất chợt nhớ đến ‘hương ổi’ trong bài thơ ‘Sang thu’ của nhà thơ Hữu Thỉnh:

‘Bỗng nhận ra hương ổi’

Phả vào trong gió se’

đánh dấu sự gần kề của mùa thu. Với Tố Hữu, nhà thơ đã nhận thức được mùi hương của quả chín, đánh dấu sự đến gần của mùa hè mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những cánh ngô, màu xanh hy vọng của bầu trời cao:

‘Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao’.

Với tất cả tình yêu, nhà thơ đã sáng tạo ra bức tranh về thiên nhiên sống động, đầy mới mẻ và phấn khích. Chắc chắn nhà thơ là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước đến mức cháy bỏng, đó mới là lý do khiến cho những cảm nhận tuyệt vời như vậy. ‘Thơ ca là sự thăng hoa của cảm xúc’. Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy chứa đựng những động đậy mãnh liệt của tâm hồn. Nhà thơ như muốn phá vỡ những hàng sắt để bước vào thiên nhiên, để cảm nhận và hòa mình vào những tinh túy của đất trời. Có lẽ, tiếng chim ‘tu hú gọi bầy’, ‘tiếng ve ngân’ đã làm cho tâm hồn nhà thơ xôn xao đến như vậy?

Với ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh về thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Bằng cách mô tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị nhưng giàu ý tạo hình cùng với việc liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó phai trong trái tim độc giả. Với giọng điệu sôi nổi, hào hứng như đang hòa mình vào mùa hè, bức tranh thiên nhiên đầy rực rỡ đã làm cho chúng ta bị cuốn hút mênh mông bởi hình ảnh tươi mới đó.

Qua bức tranh về thiên nhiên, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và quê hương sâu sắc của nhà thơ. Nhưng bức tranh còn là nơi chứa đựng những nỗi niềm, khao khát tự do của thi nhân. Nhà thơ như muốn vượt qua những hàng sắt để bước vào thế giới tự nhiên, để cảm nhận và hòa mình vào những vẻ đẹp tinh tế của đất trời. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về vẻ đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản, những xúc cảm mạnh mẽ đến từ hơi thở tự nhiên.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!