Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Phân tích cảm nhận nhân vật Nhĩ trong “Bến quê” lớp 9 hay

Phân tích cảm nhận nhân vật Nhĩ trong “Bến quê” lớp 9 hay

Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học nước nhà.Truyện ngắn của ông thường chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời.Chuỗi nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy. Bị cột chặt trên giuờng bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông. Cảnh vật nơi ấy đẹp như thơ như hoạ: Những bông bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc, con sông Hồng màu đỏ nhạt, ánh nắng sớm, vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưng dường như rất mới mẻ đối với anh. Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một cách đau xót, bởi một người “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất ” lại chưa từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình ”. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, ta sẽ bắt gặp đề bài Phân tích nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê”. Với đề bài này, các bạn cần phân tích nhân vật Nhĩ trong tương quan trước và sau khi anh bị ốm, mối quan hệ của anh với người trong gia đình và hàng xóm cũng như tình cảm, tâm tư của nhân vật Nhĩ. Dưới đây là bài văn mẫu tham khảo để các bạn hoàn thành bài tập thật tốt.

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NHĨ TRONG “BẾN QUÊ”.

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sau giải phóng, ông là một trong những cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Truyện ngắn “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Qua nhân vật Nhĩ, truyện gửi gắm những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.

Nên Xem:  Dàn ý Thuyết minh về xe đạp lớp 9 chi tiết đầy đủ

Nhân vật Nhĩ là nhân vật chính của truyện. Trước hết Nhĩ là một người từng trải, đi rộng và có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ. Có thể nói bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đã được thưởng thức. Nhưng chính vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời, thì một người yêu thích những chuyến đi như anh lại phải chịu một bi kịch là nằm trên giường bệnh và không được đi đâu. Và cũng chính lúc này, anh chợt phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà mình mà anh chưa từng đặt chân đến. Trong văn học đã có không ít tác phẩm đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo, giữa ranh giới của sự sống và cái chết mục đích là để khơi dậy khát vọng sống (lòng nhân ái, sự hy sinh cao thượng) giống như “Chiếc lá cuối cùng” của Ô-hen-ri.

Nhĩ là một người có lòng yêu gia đình, yêu quê hương sâu sắc, cảm động. Khi chứng kiến người vợ của mình là Liên, đã 30 năm về thành phố sinh sống mà vẫn mặc tấm áo vá gầy xanh xao khi phải lo chạy chữa và chăm sóc mình, đã xót xa nhận ra: gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Chỉ khi đi qua bao nhiêu chặng đường, hiểu thấm thía về cuộc sống thì cái tình cảm gia đình tuy thầm lặng mà xúc động nghẹn ngào như thế. Rồi, khi bị ốm không tự do đi lại, anh đã ngắm được cảnh đẹp của quê hương, của những thứ thân thuộc và bình dị mà bấy lâu nay anh chưa từng hay để ý tới. Qua cửa sổ phòng mình, anh đã có những cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên một sáng đầu thu. Cảnh vật được miêu tả qua tầm nhìn của Nhĩ từ gần đến xa, tạo ra một không gian sâu rộng: từ những bông hoa bằng lăng ngay ở ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, bầu trời trong xanh và cuối cùng là bãi bồi bên kia sông. Tất cả đều được cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế của một con người, bằng trực giác đã nhận ra thời gian của đời mình không còn bao lâu nữa. Không gian vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, Nhĩ luôn có một khao khát cháy bỏng là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông ngay cạnh nhà mình. Nhưng với Nhĩ, đó là điều không thể bởi đó là một “chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững và sâu xa của cuộc sống. Sự thức tỉnh này chỉ đến được với người đã ở cái độ từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng của cuộc đời. Sự thức tỉnh ấy thường là nỗi ân hận, xót xa. tuổi hoa niên anh mới thấm thía đau đớn nhận ra. Sự bừng tỉnh của nhân vật Nhĩ cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến chúng ta: rằng cái đẹp ở ngay cuộc sống bình dị xung quanh ta, nhắc nhở ta hãy biết sống chậm lại để nhận ra những giá trị và vẻ đẹp đơn sơ mà thiêng liêng ngay bên cạnh mình, đừng lao đi trên đường đời tấp nập và bỏ quên những gì gọi là bất biến. Lại càng trớ trêu hơn nữa khi Nhĩ nhờ con trai thực hiện ước muốn của mình thì con anh lại không hiểu được niềm khao khát của cha, nên làm một cách miễn cưỡng để rồi lại bị cuốn hút vào trò chơi cờ thế trên đường nó đi. Từ hoàn cảnh của mình, từ đứa con trai, Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật phổ biến của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo và chùng chình”. Anh không trách con trai bởi nó giống anh ngày trước: “Nó đã thấy cái gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu”. Hình ảnh cuối cùng của nhân vật ở cuối tác phẩm để lại ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là chân dung của một con người đang đi vào cõi chết nhưng đã thức nhận được cuộc đời của chính mình trong một nỗi mê say đầy đau khổ. Chân dung khác thường ấy được bộc lộ trong một cử chỉ có vẻ kì quặc: “Anh đang cố thu nhặt hết mọi sức lực cuối cùng còn xót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ để khoát khoát” như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó. Người ấy có thể là con trai anh nhưng người đọc cũng có thể hiểu rằng đây chính là cái khoát tay giục giã của chính Nguyễn Minh Châu dành cho chúng ta: hãy biết tìm về với những giá trị đích thực của cuộc đời. Từ đó đủ để thấy trong lòng Nhĩ chưa bao giờ quên nhắc nhở lòng mình về cội nguồn, gốc rễ của bản thân, biết ân hận và lo lắng khi thấy Tuấn đang sa đà vào một đám chơi khác. Nếu không phải là người tự hào và tha thiết gắn bó với quê hương, liệu Nhĩ có hành động như vậy chăng?

Nên Xem:  Bài viết số 7 lớp 9 đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác bó của Hồ Chí Minh

Truyện thành công ở sự miêu tả tinh tế tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật. Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng, với những trăn trở, suy nghĩ để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức về cuộc đời. Tác giả đã gửi gắm vào nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí làm cho tác phẩm mang tính luận đề một cách tự nhiên mà sâu sắc.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!