Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Hướng dẫn

Đề bài: Trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị đã thức tỉnh sau bao ngày bị bao phủ bởi lớp tro tàn của đau khổ, đọa đầy. Đây cũng là chi tiết đặc sắc bậc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: Vợ chồng A Phủ là một trong hai tác phẩm xuất sắc nhất được in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Thông qua các nhân vật trong truyện là Mị và A Phủ, tác giả Tô Hoài không chỉ phản ánh được hiện thực đen tối của xã hội phong kiến miền núi Tây Bắc mà còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi đồng cảm, bênh vực những con người bất hạnh

2. Thân bài

– Mị là cô gái xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh khi bị buộc trở thành người con dâu gạt nợ nhà thống lí.

– Mị từng có ý định ăn lá ngón để tự tử nhưng vì thương cha nên Mị đã chấp nhận cuộc sống mất tự do, đọa đầy cả về thể xác và tinh thần trong gia đình thống lí.

– Tại nhà thống lí, Mị phải làm việc quần quật ngày đêm và bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần, lâu dần Mị đã dần quen trong cái khổ “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.

– Trong đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình, Mị bỗng sống lại với những tháng ngày của tuổi trẻ và khát khao tình yêu cháy bỏng.

Nên Xem:  Thuyết minh về cây bút bi lớp 9

– Mị chợt nhận ra mình vẫn còn trẻ, cảm nhận được những khát vọng thành thực nhất “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

– Mị uống rượu, uống như để quên đi hiện thực tàn nhẫn và muốn đắm mình trong những cảm xúc của tuổi ter nhưng càng uống Mị càng tỉnh.

– sau đêm tình mùa xuân, Mị tiếp tục trở lại với cuộc sống của “con trâu con ngựa” sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa nhưng đây chính là chi tiết quan trọng trong tác phẩm

– Là cơ sở cho sự sống trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong đêm giải cứu A Phủ và giải cứu cho chính mình.

3. Kết luận

Nhân vật Mị điển hình cho sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ bên trong con người, nó có thể vượt qua mọi bạo tàn của cường quyền, tăm tối nhất của hoàn cảnh.

Bài liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ:

>>Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của vợ chồng a phủ qua nhân vật mi và a phủ

>>Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị từ lúc làm dâu nhà thống lí cho đến khi cứu và chạy theo A Phủ

>>Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt

II.Bài tham khảo

Vợ chồng A Phủ là một trong hai tác phẩm xuất sắc nhất được in trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Thông qua các nhân vật trong truyện là Mị và A Phủ, tác giả Tô Hoài không chỉ phản ánh được hiện thực đen tối của xã hội phong kiến miền núi Tây Bắc mà còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi đồng cảm, bênh vực những con người bất hạnh, đi sâu khám phá để phát hiện ra sức sống tiềm ẩn bên trong họ. Bằng tài năng và sự am hiểu của mình về đời sống tâm lí của con người Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lí, quá trình trỗi dậy của sự sống bên trong tâm hồn của những con người bị chà đạp đến mất đi khả năng phản kháng. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua nhân vật Mị, đặc biệt là chi tiết sức sống của Mị trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân.

Nên Xem:  Trong vai người cháu kể lại chuyện Bếp lửa, chuyển thể bài thơ Bếp lửa thành văn xuôi truyện ngắn

Mị là cô gái xinh đẹp nhưng có số phận bất hạnh khi bị buộc trở thành người con dâu gạt nợ nhà thống lí. Trong hoàn cảnh đen tối nhất, sức sống mãnh liệt bên trong con người Mị vẫn cháy, để khi thời cơ đến Mị đã vùng lên để tự giải phóng cho mình, giải phóng cho người vô tội khác là A Phủ.

Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp được nhiều chàng trai theo đuổi, tuy nhiên số phận éo le khiến cho người con gái xinhh đẹp tràn trề nhựa sống ấy phải trở thành người con dâu gạt nợ cho gia đình thống lí. Vốn là cô gái khát khao tự do nên Mị không chấp nhận trở thành món hàng để trao đổi, Mị từng có ý định ăn lá ngón để tự tử nhưng vì thương cha nên Mị đã chấp nhận cuộc sống mất tự do, đọa đầy cả về thể xác và tinh thần trong gia đình thống lí.

Tại nhà thống lí, Mị phải làm việc quần quật ngày đêm và bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần, lâu dần Mị đã dần quen trong cái khổ “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. Thế mới thấy cường quyền không chỉ chà đạp con người ta về thể xác mà còn “giết” dần giết mòn sự sống từng ngày. Mị sống lầm lũi, cam chịu như con rùa nuôi trong xó cửa.

Những tưởng Mị sẽ mãi sống như vậy cho đến khi chết đi nhưng không, sức sống tiềm tàng trong Mị không hề mất đi mà vẫn âm thầm cháy, để đến khi có tác động nó sẽ bùng cháy trở lại. Trong đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình, Mị bỗng sống lại với những tháng ngày của tuổi trẻ và khát khao tình yêu cháy bỏng.

Nên Xem:  Trình bày cảm nhận về bữa cơm ngày đói trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Mị chợt nhận ra mình vẫn còn trẻ, cảm nhận được những khát vọng thành thực nhất “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Mị uống rượu, uống như để quên đi hiện thực tàn nhẫn và muốn đắm mình trong những cảm xúc của tuổi ter nhưng càng uống Mị càng tỉnh. Cuối cùng Mị có những hành động không ngờ tới, Mị mặc áo để thực hiện nhu cầu đang thôi thúc mãnh liệt “Mị muốn đi chơi”. Có thể thấy Mị đã tự thoát ra khỏi cái vỏ ngoài cam chịu, lầm lũi để sống trở lại là mình, trong giây phút ấy Mị đã vượt qua những giới hạn mà cường quyền, thần quyền để sống cho những nhu cầu của bản thân.

Khi Mị chuẩn bị bước đi thì A Sử quay trở về, thấy Mị muốn đi chơi A Sử đã tàn nhẫn trói đứng vào cột, sự sống trỗi dậy mãnh liệt đến mức tuy bị trói nhưng khi nghe tiếng sao Mị vẫn vô thức “vùng bước đi”. Qua đó mới thấy nỗi đau về thể xác, hoàn cảnh nghiệt ngã của hiện tại không thể khuất phục trước sự sống bên trong của con người Mị.

Tuy sau đêm tình mùa xuân, Mị tiếp tục trở lại với cuộc sống của “con trâu con ngựa” sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa nhưng đây chính là chi tiết quan trọng trong tác phẩm, nó là cơ sở cho sự sống trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong đêm giải cứu A Phủ và giải cứu cho chính mình.

Nhân vật Mị điển hình cho sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ bên trong con người, nó có thể vượt qua mọi bạo tàn của cường quyền, tăm tối nhất của hoàn cảnh.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!