Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy

Hướng dẫn

Đề bài: Trong bài thơ Đò Lèn, gắn liền với những kí ức tuổi thơ là hình ảnh về người bà nhân hậu, tần tảo. An chị hãy phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy để thấy được tình cảm thương yêu, sự trân trọng của nhà thơ dành cho bà của mình.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Trong bài thơ Đò Lèn hình ảnh người bà hiện lên gần gũi, chân thực mà cũng vô cùng cảm động. Những kỉ niệm giản dị nhưng sâu nặng bên bà của tác giả có sức lay động chân thành, nó cũng như “tấm vé” đưa chính những độc giả về với tuổi thơ của chính mình.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, tác giả nhớ về những ngày thơ ấu, những trò chơi thân thuộc thuở nhỏ.

– Từ khi còn rất nhỏ, tác giả Nguyễn Duy từng “níu váy” bà để đến những phiên chợ quê

–. Hình ảnh người bà thân yêu của tác giả còn hiện lên qua những công việc nặng nhọc để nuôi lớn đứa cháu thơ “bà mò cua xúc tép ở đồng Quan”, đi “gánh chè Ba Trại”.

– Từ nhỏ tác giả đã sống cùng với bà nên bà không chỉ đóng vai trò là một người bà mà còn thực hiện trách nhiệm của người bố, người mẹ.

– Bao gánh nặng gia đình đều đè nặng lên đôi vai gầy yếu của bà.

– Sự thơ ngây của tuổi thơ khiến người cháu chưa thấu hiểu được nỗi vất vả của bà nhưng trong cảm nhận của người cháu bà cũng hiền từ, bao dung như tiên, phật, thần thánh.

Nên Xem:  Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây ngô, cây bắp ngô lớp 9 chi tiết đầy đủ

– Không chỉ giàu yêu thương, tần tảo mà bà còn là một người phụ nữ kiên cường hơn bất cứ ai. Trong mưa bom bão đạn bà vẫn kiên cường chống đỡ để trở thành chỗ dựa vững chắc cho đứa cháu

– Bà vẫn đi bán trứng để mưu sinh, để chăm lo cho sự lớn khôn của đứa cháu.

3. Kết bài

Khi đã trưởng thành, đi lính người cháu đã thấu hiểu được những vất vả hi sinh của bà nhưng cũng đã muộn vì bà đã không còn “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Dù có xót xa, nuối tiếc nhưng tình cảm thiêng liêng của người cháu dành cho bà vẫn luôn đáng trân quý, đáng trân trọng như thế, tình cảm ấy như ánh sáng soi đường để người cháu tiếp tục cầm súng thực hiện trách nhiệm bảo vệ sự sống, sự bình yên của đất nước, quê hương.

Bài liên quan đến bài thơ Đò Lèn:

>>Phân tích bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

>>Bình giảng bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

II. Bài tham khảo

Đò Lèn là tác phẩm Nguyễn Duy viết năm 1983 trong dịp trở về quê hương. Những hồi ức về quê hương đã thôi thúc nhà thơ viết về những ngày thơ ấu của mình, đó là những kỉ niệm bên người bà yêu thương. Trong bài thơ hình ảnh người bà hiện lên gần gũi, chân thực mà cũng vô cùng cảm động. Những kỉ niệm giản dị nhưng sâu nặng bên bà của tác giả có sức lay động chân thành, nó cũng như “tấm vé” đưa chính những độc giả về với tuổi thơ của chính mình.

Mở đầu bài thơ, tác giả nhớ về những ngày thơ ấu, những trò chơi thân thuộc thuở nhỏ. Và ngay trong những dòng hồi ức đầu tiên, hình ảnh người bà cũng xuất hiện thật tự nhiên với bao tình cảm thân thương nhất:

Nên Xem:  Dàn ý về lòng biết ơn, dàn bài nghị luận lòng biết ơn thầy cô cha mẹ chi tiết đầy đủ

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Từ khi còn rất nhỏ, tác giả Nguyễn Duy từng “níu váy” bà để đến những phiên chợ quê, từng vui chơi những trò chơi con nít quen thuộc tại vành tai tượng phật và những trò chơi nghịch ngợm “ăn trộm nhãn chùa Trần”. Người cháu cũng từng theo bà đến những chùa chiền để cầu mong những điều tốt đẹp “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng”, hương thơm của huệ trắng và hương trầm cũng đã trở thành một phần của tiềm thức tuổi thơ.

“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

Chân đất đi đêm xem đèn Sòng

Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Có thể thấy tuổi thơ của tác giả cũng bình dị như bao đứa trẻ nào khác lớn lên ở miền quê, cuộc sống có thể thiếu thốn về vật chất nhưng lại vô cùng đủ đầy về tinh thần. Hình ảnh người bà thân yêu của tác giả còn hiện lên qua những công việc nặng nhọc để nuôi lớn đứa cháu thơ “bà mò cua xúc tép ở đồng Quan”, đi “gánh chè Ba Trại”.

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập từ những đêm hàn”

Từ nhỏ tác giả đã sống cùng với bà nên bà không chỉ đóng vai trò là một người bà mà còn thực hiện trách nhiệm của người bố, người mẹ. Bao gánh nặng gia đình đều đè nặng lên đôi vai gầy yếu của bà. Sự thơ ngây của tuổi thơ khiến người cháu chưa thấu hiểu được nỗi vất vả của bà nhưng trong cảm nhận của người cháu bà cũng hiền từ, bao dung như tiên, phật, thần thánh.

Nên Xem:  Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

“ Tôi trong suốt giữa hai bờ hư- thực

Giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần

Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”

Không chỉ giàu yêu thương, tần tảo mà bà còn là một người phụ nữ kiên cường hơn bất cứ ai. Trong mưa bom bão đạn bà vẫn kiên cường chống đỡ để trở thành chỗ dựa vững chắc cho đứa cháu:

“Bom Mĩ dội, nhà bà tôi bay mất

Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”

Trong cái dữ dội của cuộc chiến tranh, bom Mĩ đã tàn phá hết quê hương, xóm làng, cả ngôi nhà nhỏ của hai bà cháu cũng bị phá hủy. Cả chùa chiền, thánh, phật cũng bay theo bom đạn của giặc Mĩ. Thế nhưng một người trần mắt thịt như bà lại vẫn kiên cường đứng ở ga Lèn bán trứng. Cái khốc liệt của chiến tranh có thể làm mất đi đời sống tâm linh nhưng sức sống mạnh mẽ của con người thì không gì có thể phá hủy nổi. Bà vẫn đi bán trứng để mưu sinh, để chăm lo cho sự lớn khôn của đứa cháu.

Khi đã trưởng thành, đi lính người cháu đã thấu hiểu được những vất vả hi sinh của bà nhưng cũng đã muộn vì bà đã không còn “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Dù có xót xa, nuối tiếc nhưng tình cảm thiêng liêng của người cháu dành cho bà vẫn luôn đáng trân quý, đáng trân trọng như thế, tình cảm ấy như ánh sáng soi đường để người cháu tiếp tục cầm súng thực hiện trách nhiệm bảo vệ sự sống, sự bình yên của đất nước, quê hương.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!