Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích nhân vật A Sử trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích nhân vật A Sử trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích nhân vật A Sử trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Hướng dẫn

Đề bài: A Sử là nhân vật đặc biệt trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, hiện lên trong tác phẩm với vẻ hống hách, kiêu ngạo, tàn ác vô tình. Cùng với thống lí Pá Tra, A Sử là hiện thân của giai cấp cường quyền phong kiến miền núi. Anh chị hãy phân tích nhân vật A Sử trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật A Sử

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và nhân vật: Bên cạnh sự đồng cảm với số phận của những con người bất hạnh, Tô Hoài trong “Vợ chồng A Phủ” còn hướng ngòi bút đến thế lực thống trị, ngọn nguồn của mọi đau khổ, bi kịch trong cuộc sống của những người dân nghèo khổ, một trong số đó là A Sử.

2. Thân bài

– A Sử là con trai của thống lí Pá Tra, người đứng đầu trong vùng Hồng Ngài

–> A Sử nổi tiếng với tính cách hống hách, tàn ác, ngông cuồng, không coi ai ra gì.

+ Thấy Mị xinh đẹp, rạng rỡ như đóa hoa mùa xuân, A Sử đã ngang ngược bắt Mị về làm vợ.

+ Cùng đám người nhà đánh nhau với đám trai làng, khi đánh không lại hắn lại nhờ cậy đến quyền thế và địa vị của cha mình để trừng phạt những kẻ đã làm mình bị thương đầy vô lí.

Nên Xem:  Ở phần cuối truyện Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào?

– Trong cuộc sống thường ngày, A Sử hiện lên là kẻ bạo tàn, hung hãn.

– A Sử có thể đánh vợ bất cứ lúc nào mà hắn muốn mà chẳng cần có lí do:

+ A Sử đã đạp Mị ngã lan xuống cửa bếp.

+ phát hiện Mị muốn đi chơi mùa xuân A Sử đã không ngần ngại dùng dây đay, thắt lưng và chính mái tóc dài của Mị để trói vợ.

– Tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện A Sử đều gây bất bình với sự hống hách, ngang ngược coi trời bằng vung của mình, hắn ta luôn cậy quyền thế của cha để đi gây sự khắp nơi

3. Kết luận

Thông qua nhân vật Pá Tra, A Sử tác giả Tô Hoài đã thể hiện đầy sắc nét tình trạng bất công của xã hội phong kiến miền núi trước năm 1945, giai cấp cường quyền đã dùng thứ quyền lực bạo tàn để bóc lột, chà đạp, mang đến đau khổ cho những con người nghèo khổ.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật A Sử

Tô Hoài là nhà văn có vốn sống, hiểu biết sâu rộng về văn hóa, con người cũng như những phong tục tập quán của Tây Bắc. Có thể nói Tây Bắc cũng chính là vùng đất “nhớ” của Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn nổi tiếng của Tô Hoài khi viết về cuộc sống của một đôi vợ chồng người H’Mông dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ phong kiến miền núi. Bên cạnh sự đồng cảm với số phận của những con người bất hạnh, Tô Hoài còn hướng ngòi bút đến thế lực thống trị, ngọn nguồn của mọi đau khổ, bi kịch trong cuộc sống của những người dân nghèo khổ, một trong số đó là A Sử.

Nên Xem:  Bình luận Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng

A Sử là con trai của thống lí Pá Tra, người đứng đầu trong vùng Hồng Ngài, sinh ra trong gia đình quyền thế, cha lại là người nắm trong tay quyền lực có thể thâu tóm mọi thứ, kể cả tự do và sinh mệnh của con người trong tay nên A Sử nổi tiếng với tính cách hống hách, tàn ác, ngông cuồng, không coi ai ra gì.

Thấy Mị xinh đẹp, rạng rỡ như đóa hoa mùa xuân, A Sử đã ngang ngược bắt Mị về làm vợ. Trong đêm tình mùa xuân, A Sử đã cùng đám người nhà đến phá đám, gây sự khi gặp đám trai làng khác đến nhà một cô gái đẹp. Hắn ta đã cùng đám người nhà đánh nhau với đám trai làng, khi đánh không lại hắn lại nhờ cậy đến quyền thế và địa vị của cha mình để trừng phạt những kẻ đã làm mình bị thương đầy vô lí. Cũng vì đắc tội với con trai thống lí mà A Phủ đã buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí Pá Tra.

Trong cuộc sống thường ngày, A Sử hiện lên là kẻ bạo tàn, hung hãn. Mị là vợ được A Sử cướp về nhưng trong mắt A Sử, Mị chỉ là công cụ để thỏa mãn nhu cầu, là một người ở không hơn không kém. Xét về địa vị, Mị là con dâu nhà thống lí Pá Tra, vợ của A Sử nhưng qua cách đối xử của A Sử với Mị thì ta lại thấy Mị thực chất cô chỉ là nô lệ, là con trâu con ngựa bị chà đạp dã man trong gia đình thống lí.

Nên Xem:  Tả bốn mùa

A Sử có thể đánh vợ bất cứ lúc nào mà hắn muốn mà chẳng cần có lí do, khi đi chơi về thấy Mị đang thổi lửa hơ tay, A Sử đã đạp Mị ngã lan xuống cửa bếp. Sự hống hách, ngang tàng của A Sử còn thể hiện trong cách hành sử của hắn khi phát hiện Mị muốn đi chơi mùa xuân. A Sử đã không ngần ngại dùng dây đay, thắt lưng và chính mái tóc dài của Mị để trói vợ. Ngay sau hành động tàn bạo, vô lí của mình hắn vẫn nghiễm nhiên mặc áo đi chơi mà không mảy may quan tâm những việc mình vừa làm.

Khi đánh nhau với đám trai làng, a Sử bị thương Mị dù toàn thân đau nhức vẫn thức đêm đắp thuốc cho hắn, thế nhưng chỉ vì mệt quá mà thiếp đi hắn ta đã co chân đạp thẳng vào mặt Mị. Hành động tàn bạo khiến cho độc giả phẫn uất, bất bình vì sự vô lí, vô nhân đạo ở con người này. Tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện A Sử đều gây bất bình với sự hống hách, ngang ngược coi trời bằng vung của mình, hắn ta luôn cậy quyền thế của cha để đi gây sự khắp nơi, gây tai họa cho bao con người vô tội như: A Phủ, Mị….

Thông qua nhân vật Pá Tra, A Sử tác giả Tô Hoài đã thể hiện đầy sắc nét tình trạng bất công của xã hội phong kiến miền núi trước năm 1945, giai cấp cường quyền đã dùng thứ quyền lực bạo tàn để bóc lột, chà đạp, mang đến đau khổ cho những con người nghèo khổ.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!