Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn

T nú là nhân vật được xây dựng theo bút pháp sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn, thông qua nhân vật, Nguyễn Trung Thành không chỉ tái hiện câu chuyện về một cá nhân anh hùng mà còn là nhân vật đại diện cho số phận và con đường đấu tranh của con người Tây Nguyên. Anh chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để làm sáng tỏ những nội dung này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật T nú

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: Truyện “Rừng xà nu” viết về tinh thần đấu tranh kiên cường mạnh mẽ của người dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, trong đó nhân vật T nú hiện lên như một nhân vật điển hình cho con người, tính cách, tinh thần Tây Nguyên: kiên cường, bất khuất không chịu cúi đầu trước những đau thương, mất mát.

2. Thân bài

– Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ và lớn lên trong sự yêu thương, bao bọc của người dân làng Xô Man.

– Từ khi còn là một cậu bé, Tnú đã cùng Mai chăm nuôi bộ đội là anh Quyết, Tnú thấu hiểu lời dạy của cụ Mết “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”.

– Tnú luôn tin tưởng vào cách mạng, một lòng theo cách mạng, dù còn nhỏ nhưng Tnú đã bộc lộ bản lĩnh gan góc, kiên cường của một người chiến sĩ trong tương lai.

– Tnú là một con người sáng dạ, kiên cường đến không ngờ, Tnú luôn tìm ra được con đường ngắn nhất, an toàn nhất vào rừng để đưa thư cho anh Quyết.

Nên Xem:  Trình bày cảm nhận về bữa cơm ngày đói trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

– Tnú là một con người nghiêm khắc với bản thân, luôn nỗ lực không ngừng để trở thành một người chiến sĩ cách mạng thực sự.

– Tnú phải trải qua nhiều đau thương mất mát:

+ chứng kiến cảnh bà con làng xóm bị giặc giết hại dã man.

+ Vợ con của Tnú là Mai cũng trở thành đối tượng giết hại của quân cướp nước và bọn phản cách mạng.

+ T nú bị giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay

– Đôi bàn tay bị giặc đốt mỗi bàn tay chỉ còn hai đốt nhưng vẫn cầm giáo, cầm súng để rửa hận cho vợ con, cho bà con.

– Khi đã trở thành người chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là người nghiêm chỉnh chấp hành quân lệnh, có ý thức kỉ luật cao.

3. Kết bài

Tnú là nhân vật điển hình cho số phận và con đường đi của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từng chặng đường mà Tnú trải qua cũng là những giai đoạn trưởng thành và phát triển của phong trào kháng chiến chống mĩ của con người Tây Nguyên.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật T nú

Nhà văn Nguyễn Trung Thành có sự gắn bó sâu đậm với vùng đất và con người Tây Nguyên. Tây Nguyên đại ngàn hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Trung Thành với những đường nét độc đáo đầy sinh động của một tấm lòng chân thành, da diết với vùng đất cao nguyên đại ngàn. Rừng xà nu là một tác phẩm như vậy. Truyện viết về tinh thần đấu tranh kiên cường mạnh mẽ của người dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, trong đó nhân vật T nú hiện lên như một nhân vật điển hình cho con người, tính cách, tinh thần Tây Nguyên: kiên cường, bất khuất không chịu cúi đầu trước những đau thương, mất mát.

Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ và lớn lên trong sự yêu thương, bao bọc của người dân làng Xô Man, do đó mà ngay từ rất sớm Tnú đã có ý thức cộng đồng, hàng xóm sâu sắc “ có cái bụng thương núi, thương nước”. Từ khi còn là một cậu bé, Tnú đã cùng Mai chăm nuôi bộ đội là anh Quyết, Tnú thấu hiểu lời dạy của cụ Mết “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”.

Nên Xem:  Suy nghĩ về câu nói “Một điều nhịn, chín điều lành”

Tnú luôn tin tưởng vào cách mạng, một lòng theo cách mạng, dù còn nhỏ nhưng Tnú đã bộc lộ bản lĩnh gan góc, kiên cường của một người chiến sĩ trong tương lai. Trước sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, Tnú vẫn bất chấp hiểm nguy đến tính mạng, xung phong làm nhiệm vụ vào rừng đưa cơm cho anh Quyết.

Tnú là một con người sáng dạ, kiên cường đến không ngờ, Tnú luôn tìm ra được con đường ngắn nhất, an toàn nhất vào rừng để đưa thư cho anh Quyết. Trong một lần làm nhiệm vụ, khi vừa chuẩn bị qua thác thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy, trước tình huống nguy cấp, tính mạng bị đe dọa với những trận đòn roi, tra tấn dã man của kẻ thù thì Tnú vẫn kiên quyết không nói nửa lời, thư mật cũng được Tnú nuốt vào bụng chứ quyết không giao nộp cho kẻ thù. Trừng phạt cho những hành động của Tnú là những vết thương ngang dọc trên lưng.

Tnú là một con người nghiêm khắc với bản thân, luôn nỗ lực không ngừng để trở thành một người chiến sĩ cách mạng thực sự. Khi nhỏ học chữ thua Mai, Tnú đã dùng đá để đập vào đầu khiến cho máu chảy ròng ròng để tự trừng phạt mình tội hay quên. Khi nghe những lời khuyên của anh Quyết, Tnú bỗng hiểu ra nhiều điều mà quyết tâm học hành cẩn thẩn, nỗ lực không ngừng để tu dưỡng những phẩm chất cần có của người chiến sĩ cộng sản.

Tnú phải trải qua nhiều đau thương mất mát, dưới họng súng tàn bạo của kẻ thù, Tnú không chỉ phải chứng kiến cảnh bà con làng xóm bị giặc giết hại dã man mà vợ con của Tnú là Mai cũng trở thành đối tượng giết hại của quân cướp nước và bọn phản cách mạng. Trước cái chết của vợ con, Tnú không thể phản kháng để bảo vệ vợ con, sự bất lực trong đau đớn của Tnú thể hiện trong hành động “Anh đã bứt àng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy…bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”.

Nên Xem:  Nghị luận về ý kiến Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn

Lòng căm thù sục sôi, Tnú đã nhảy vào giữa đám giặc để ôm lấy vợ con nhưng không kịp nữa, Tnú bị giặc bắt, buộc phải chứng kiến cái chết đầy đau đớn của vợ con, bản thân Tnú cũng bị giặc dùng nhựa xà nu đốt cháy như những ngọn đuốc. Khi bị giặc tra tấn, Tnú không hề kêu than mà chỉ hét lên một tiếng “Giết”, đó cũng là lời nói đầy căm thù, lời hô hào mạnh mẽ để bà con làng Xô Man xông lên đồng loạt để giết chết giặc.

Đôi bàn tay bị giặc đốt mỗi bàn tay chỉ còn hai đốt nhưng vẫn cầm giáo, cầm súng để rửa hận cho vợ con, cho bà con. Cũng chính đôi tay tật nguyền, dấu tích của bao đau thương chất chồng ấy đã bóp chết tên chỉ huy giặc.

Khi đã trở thành người chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là người nghiêm chỉnh chấp hành quân lệnh, có ý thức kỉ luật cao, dù luôn nhớ về quê hương nhưng Tnú chỉ về thăm quê hương khi cấp trên cho phép.

Như vật, Tnú là nhân vật điển hình cho số phận và con đường đi của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từng chặng đường mà Tnú trải qua cũng là những giai đoạn trưởng thành và phát triển của phong trào kháng chiến chống mĩ của con người Tây Nguyên.

TẢI VỀ PDF

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!