Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với người dân miền núi thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với người dân miền núi thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Phân tích tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với người dân miền núi thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với người dân miền núi thông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: Vợ chồng A Phủ là một sáng tác mang đậm chất “Tây Bắc”, thông qua tác phẩm này, tác giả Tô Hoài không chỉ xây dựng lên được những giá trị nhân sinh to lớn mà còn thể hiện đậm nét tấm lòng của mình đối với người dân miền núi nơi đây.

2. Thân bài

– Tấm lòng chân thực của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong tác phẩm này đó chính là sự thương yêu, trân trọng đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh

– Tấm lòng, tình yêu của Tô Hoài đối với vùng đất, con người Tây Bắc được thể hiện trước hết qua những miêu tả thiên nhiên tinh tế.

– là nỗi đồng cảm, xót thương cho những số phận khổ đau mà con người dưới chế độ phong kiến miền núi bất nhân, bạo tàn:

+ Mị là cô gái xinh đẹp, tài năng được nhiều chàng trai trong bản mến mộ, nhưng lại có số phận bất hạnh khi buộc phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí Pá Tra.

+ Tô Hoài vẫn hướng ngòi bút của mình đến chiều sâu tâm hồn của những nhân vật của mình để phát hiện ra sức sống le lói vẫn âm ỉ cháy trong sự cam chịu, vô hồn của nhân vật của mình.

Nên Xem:  Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh đầy đủ hay nhất

3. Kết bài

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài không chỉ tái hiện được xã hội phong kiến miền núi tù túng đã vây hãm, chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc của con người mà còn thể hiện được sự đồng cảm, trân trọng sâu sắc đối với những số phận bất hạnh của con người.

II. Bài tham khảo

Có thể thấy, trong những sáng tác của Tô Hoài, vùng đất Tây Bắc với con người và văn hóa in đậm trong từng sáng tác, có lẽ đấy chính là miền đất hứa, nơi có sự hòa điệu giữa sự gắn bó, yêu thích và cảm hứng nghệ thuật của một nhà văn. Vợ chồng A Phủ là một sáng tác mang đậm chất “Tây Bắc”, thông qua tác phẩm này, tác giả Tô Hoài không chỉ xây dựng lên được những giá trị nhân sinh to lớn mà còn thể hiện đậm nét tấm lòng của mình đối với người dân miền núi nơi đây.

Tấm lòng chân thực của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong tác phẩm này đó chính là sự thương yêu, trân trọng đối với những con người nhỏ bé, bất hạnh nhưng tiềm tàng sức sống tinh thần mạnh mẽ như người con dâu gạt nợ như Mị hay A Phủ – người ở của gia đình nhà thống lí.

Tấm lòng, tình yêu của Tô Hoài đối với vùng đất, con người Tây Bắc được thể hiện trước hết qua những miêu tả thiên nhiên tinh tế. Cảnh sắc Tây Bắc vào trang văn của Tô Hoài tuyệt đẹp với đầy đủ hình ảnh, âm thanh và sắc màu, đó là cái rực rỡ của “cỏ gianh vàng ửng”, là màu của những chiếc váy hoa rực rỡ…Khung cảnh ấy càng trở nên rộn ràng, huyên náo trong âm thanh tiếng sáo tha thiết. Tây Bắc còn hiện lên thông qua những phong tục tập quán: bắt vợ trong đêm tình mùa xuân, lễ sinh tiền… Có thể thấy, nếu không đủ gắn bó, am hiểu về Tây Bắc, Tô Hoài sẽ không thể phác họa ra bức tranh thiên nhiên Tây Bắc chân thực, tinh tế đến vậy.

Nên Xem:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Bận – Tiếng việt 3

Tuy nhiên, tài năng của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ không chỉ dừng lại ở những cảnh thiên nhiên, phong tục đậm nét Tây Bắc mà còn thể hiện ở chính tấm lòng nhân đạo sâu sắc khi hướng về con người để phát hiện ra những vẻ đẹp sức sống tinh thần tiềm ẩn trong tâm hồn của những người dân nghèo nơi đây.

Đó chính là nỗi đồng cảm, xót thương cho những số phận khổ đau mà con người dưới chế độ phong kiến miền núi bất nhân, bạo tàn. Trong tác phẩm, tác giả đã tái hiện chân thực cuộc sống và số phận cơ cực, bất hạnh của con người khi bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần, điển hình nhất có thể kể đến nhân vạt Mị và A Phủ.

Mị là cô gái xinh đẹp, tài năng được nhiều chàng trai trong bản mến mộ, nhưng lại có số phận bất hạnh khi buộc phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí Pá Tra. Tại đây, tuy hình thức, Mị là con dâu nhà thống lí nhưng thực chất chỉ là một người ở không công cho gia đình họ, phải làm việc quần quần ngày đêm. Xót xa hơn nữa, sống lâu trong cái khổ không chỉ làm cho Mị trở nên lầm lũi đáng thương như con rùa nuôi trong xó cửa mà còn giết dần giết mòn đi sức sống bên trong của Mị, khiến Mị mất đi khả năng phản kháng mà cam chịu cuộc sống tù túng vốn không dành cho con người.

Nên Xem:  Phân tích diễn biến tâm lý bà cụ Tứ trong “vợ nhặt” của Kim Lân

Thế nhưng bằng tất cả thương cảm, trân trọng của mình, Tô Hoài vẫn hướng ngòi bút của mình đến chiều sâu tâm hồn của những nhân vật của mình để phát hiện ra sức sống le lói vẫn âm ỉ cháy trong sự cam chịu, vô hồn của nhân vật của mình. Sức sống bên trong con người Mị vẫn âm ỉ cháy như ngọn lửa trong đám tro tàn. Chỉ cần có chất “xúc tác” sức sống ấy sẽ bùng cháy dữ dội, sức sống này được đánh thức trong đêm tình mùa xuân, đặc biệt là trong đêm Mị giải cứu A Phủ và giải cứu cho chính mình.

Hành động cởi trói giải cứu A Phủ là chi tiết ấn tượng nhất trong truyện ngắn, vì qua chi tiết này có thể thấy sức sống mạnh mẽ không gì ngăn nổi bên trong con người Mị. Bởi chỉ hành động ấy thôi đã chứng tỏ Mị vượt qua tất cả nỗi sợ hãi, vượt qua những ràng buộc tàn nhẫn của thần quyền, cường quyền để vùng lên giải cứu mình, hướng đến ánh sáng tự do, hạnh phúc cho mình. Sự kiện này chứa đựng giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

Như vậy, qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tác giả Tô Hoài không chỉ tái hiện được xã hội phong kiến miền núi tù túng đã vây hãm, chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc của con người mà còn thể hiện được sự đồng cảm, trân trọng sâu sắc đối với những số phận bất hạnh của con người.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!