Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn

Hòa chung với không khí hào hùng của đất nước trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Nguyễn Trung Thành đã tái hiện lại khung cảnh đấu tranh rộng lớn của người dân Tây Nguyên, đồng thời xây dựng thành công chân dung sử thi của người anh hùng cộng đồng – T nú. Anh chị hãy phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Trung Thành, đây cũng là tác phẩm đặc sắc bậc nhất trong phong trào văn học kháng chiến, qua tác phẩm, tác giả không chỉ mở ra không gian đấu tranh đầy hào hùng, quyết liệt mà còn mang đậm màu sắc sử thi rõ nét thông qua xây dựng thành công nhân vật sử thi, không gian sử thi.

2. Thân bài

– Sử thi hiểu là những áng văn tự sựcó quy mô hoành tráng, viết về những sự kiện trọng đại, ca ngợi những con người có tầm vóc lí tưởng điển hình cho vẻ đẹp và sức mạnh, khát vọng của cả tập thể, cộng đồng.

– Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành cũng dựng lên không gian, nhân vật điển hình mang đậm màu sắc sử thi, đó là T nú trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên.

– Chất sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu trước hết được thể hiện thông qua xây dựng không gian sử thi hoành tráng, đó là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ của rừng xà nu.

– Hình ảnh thiên nhiên trong rừng xà nu thấm đẫm màu săc sử thi và cảm hứng anh hùng ca.

– Mở đầu và kết thúc của tác phẩm đều xuất hiện hình ảnh rừng xà nu “ cả rừng xà nu hàng vạn cây”, “ nối tiếp nhau chạy đến chân trời”.

–> Khung cảnh rộng lớn, hào hùng ấy cũng là bức tranh thu nhỏ về cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp đầy hào hùng của người dân miền Nam nói chung, của con người Tây Nguyên nói riêng.

Nên Xem:  Phân tích hình tượng đất nước đau thương mà anh dũng trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

– Sống trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt, dữ dội, nhiều đau thương nhưng cây xà nu vấn luôn hướng đến ánh sáng, đến cuộc sống tự do.

– Nguyễn Trung Thành còn rất thành công trong việc xây dựng nhân vật sử thi – Tnú.

– Cuộc đời của T nú cũng chính là hình ảnh của con người, tinh thần đấu tranh của con người Tây Nguyên.

– Chất sử thi trong Rừng xà nu còn được thể hiện qua tính cộng đồng của người dân làng Xô Man. Mỗi người dân trong làng Xô Man đều là những nhân tố quan trọng, những con người gan dạ góp phần làm nên sức mạnh của tập thể.

3. Kết bài

Màu sắc sử thi đậm nét đã làm cho truyện ngắn Rừng xà nu trở nên hào hùng như bản anh hùng ca của núi rừng Tây Nguyên.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu

“Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của tác giả Nguyễn Trung Thành, đây cũng là tác phẩm đặc sắc bậc nhất trong phong trào văn học kháng chiến, qua tác phẩm, tác giả không chỉ mở ra không gian đấu tranh đầy hào hùng, quyết liệt mà còn mang đậm màu sắc sử thi rõ nét thông qua xây dựng thành công nhân vật sử thi, không gian sử thi.

Sử thi hiểu một cách đơn giản nhất, đó là những áng văn tự sự, có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi có quy mô hoành tráng, viết về những sự kiện trọng đại, ca ngợi những con người có tầm vóc lí tưởng điển hình cho vẻ đẹp và sức mạnh, khát vọng của cả tập thể, cộng đồng. Trong lịch sử văn học thế giới ta cũng từng đón nhận nhiều tác phẩm có giá trị như: sử thi Ramayana, sử thi Iliat….trong đó mỗi tác phẩm tác giả đều hướng đến xây dựng những nhân vật anh hùng mang màu sắc sử thi như: Rama, Hecto… Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung Thành cũng dựng lên không gian, nhân vật điển hình mang đậm màu sắc sử thi, đó là T nú trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên.

Nên Xem:  Trình bày cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến để làm sáng tỏ những nhận định

Rừng xà nu được sáng tác năm 1965 – giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn ra dữ dội, quyết liệt nhất. Trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần dân tộc càng trở nên kiên cường, bất khuất, con người Tây Nguyên cũng hòa mình vào cuộc đấu tranh chung đầy hào hùng đó, trong cái dữ dội của cuộc chiến tranh họ vẫn thể hiện được bản chất kiên cương, hiên ngang, thâm trầm như đá núi nhưng lại mạnh mẽ sục sôi hơn bất cứ ai.

Chất sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu trước hết được thể hiện thông qua xây dựng không gian sử thi hoành tráng, đó là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ của rừng xà nu, khu rừng che chắn cho người dân Xô Man trước sự tấn công của kẻ thù. Hình ảnh thiên nhiên trong rừng xà nu thấm đẫm màu săc sử thi và cảm hứng anh hùng ca. Mở đầu và kết thúc của tác phẩm đều xuất hiện hình ảnh rừng xà nu “ cả rừng xà nu hàng vạn cây”, “ nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Khung cảnh rộng lớn, hào hùng ấy cũng là bức tranh thu nhỏ về cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp đầy hào hùng của người dân miền Nam nói chung, của con người Tây Nguyên nói riêng.

Rừng xà nu hiện lên trong tác phẩm dưới nhiều góc độ nhờ vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo như: nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng, so sánh, lí tưởng hóa. Trong đó cây xà nu nổi bật với những vết thương lớn trên khắp thân thể, nhưng lại là loài cây tiềm tàng sức sống mãnh liệt mà bom đạn kẻ thù chẳng thể hủy diệt nổi. Sống trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt, dữ dội, nhiều đau thương nhưng cây xà nu vấn luôn hướng đến ánh sáng, đến cuộc sống tự do. Rừng xà nu cũng là nơi đầu sóng ngọn gió, là “tấm lá chắn” vững chãi có thể bảo vệ cho người dân trong làng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho cả dân làng”.

Bên cạnh không gian sử thi, tác giả Nguyễn Trung Thành còn rất thành công trong việc xây dựng nhân vật sử thi – Tnú. T nú là chàng trai người làng Xô Man, người nối tiếp được những giá trị truyền thống tốt đẹp của cả cộng đồng. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, T nú lớn lên trong sự bao bọc, che chở, tình thương của người dân làng Xô Man, đây cũng là một trong cách lí giải tính cộng đồng, tinh thần bất khuất của T nú sau này. Ngay từ khi còn nhỏ T nú đã cùng bà con làng Xô Man nuôi cán bộ ( anh Quyết), khi lớn lên T nú trở thành người chiến sĩ giải phóng quân thực sự. Cuộc đời của T nú cũng chính là hình ảnh của con người, tinh thần đấu tranh của con người Tây Nguyên, dẫu trải qua nhiều đau thương, mất mát ( Vợ con T nú bị bọn giặc giết hại, chính bản thân T Nú cũng in hằn những đau thương với đôi bàn tay bị đốt cháy) nhưng ẩn sâu bên trong con người ấy lá sức sống tiềm tàng. Chính đôi tay tật nguyền của T nú đã bóp chết tên chỉ huy giặc, trả thù cho vợ con, bản làng, đất nước: “Gấp trang sách lại, hình ảnh Tnú với bao phẩm chất tốt đẹp vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Tnú tiêu biểu cho hình mẫu người anh hùng dân tộc Tây Nguyên và cũng mang những nét chung của hinh mẫu anh hùng dân tộc thấm đượm chất “Sử thi”.

Chất sử thi trong Rừng xà nu còn được thể hiện qua tính cộng đồng của người dân làng Xô Man. Mỗi người dân trong làng Xô Man đều là những nhân tố quan trọng, những con người gan dạ góp phần làm nên sức mạnh của tập thể. Sức sống mãnh liệt đó đã được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, điều này được thể hiện qua hình ảnh quây quần nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng, dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết” hay thể hiện ở tinh thần tập thể trong đấu tranh “ chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Màu sắc sử thi đậm nét đã làm cho truyện ngắn Rừng xà nu trở nên hào hùng như bản anh hùng ca của núi rừng Tây Nguyên. Tác phẩm không chỉ dựng lên không gian rộng lớn của cuộc đấu tranh mà còn cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh của người dân cả nước.

Nên Xem:  Trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!