Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12 đặc sắc nhất

Phân tích truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12 đặc sắc nhất

Phân tích truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn – Văn mẫu lớp 12 đặc sắc nhất

Hướng dẫn

Thuốc là truyện ngắn hiện thực xuất sắc của Lỗ Tấn, truyện phản ánh về tình trạng u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc đương thời, qua đó tác giả thể hiện mong muốn tìm ra một thứ thuốc có thể chữa được căn bệnh tinh thần, nỗi đau thời đại của Trung Quốc này. Anh chị hãy phân tích truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn để thấy được những đặc sắc về nội dung của tác phẩm này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích truyện ngắn Thuốc

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm của Lỗ Tấn thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, đồng thời thể hiện được những quan điểm, bài học sâu sắc. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Lỗ Tấn là “Thuốc”.

2. Thân bài

– Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả Lỗ Tấn đã phê phán sâu sắc đối với thói u mê, lạc hậu của một bộ phận người dân Trung Quốc trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

– “Thuốc” cũng là câu chuyện về bi kịch của những người làm cách mạng tiên phong, qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những vẻ đẹp tầm vóc, sự hi sinh bất khuất của những người cách mạng đó.

– Tác phẩm gây ấn tượng từ nhan đề “Thuốc”- nhan đề ngắn gọn nhưng giàu sức chứa, thể hiện được những quan điểm, tư tưởng sâu sắc của nhà văn Lỗ Tấn:

+ Trước hết nó xuất hiện như một phương thuốc chữa bệnh lao đầy lạ lùng – chiếc bánh bao tẩm máu người bị chết chém.

+ Hình ảnh thuốc cũng là biểu tượng cho những u mê, mu muội, vô cảm của quần chúng nhân dân

+ Nhan đề thuốc còn là tiếng cảnh tỉnh sâu sắc đối với một bộ phận nhân dân, cho thấy tính cấp thiết cần phải có một thứ thuốc để chữa bệnh vô cảm, mu muội của quần chúng.

– Câu chuyện xoay quanh sự kiện lão Hoa đi tìm thứ thuốc “thần dược” có thể cải tử hoàn sinh cho con trai bị mắc bệnh lao của lão.

–> Thứ thuốc ấy cũng thật lạ lùng – một chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém.

Nên Xem:  Phân tích bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

– Một thứ thuốc quái đản, kì dị, phản khoa học nhưng vợ chồng lão Hoa lại cho rằng đây thực sự là một thứ thần dược

– Không chỉ có vợ chồng lão Hoa, mà rất nhiều những người đang ngồi bàn luận sôi nổi ngoài quán trà kia cũng tin tưởng vào thần lực của thứ thuốc quái đản mà họ cho rằng rất kì diệu.

– Chiếc bánh bao tẩm máu người mà vợ chồng lão Hoa mất rất nhiều tiền của, công sức lại chẳng thể cứu nổi con trai lão.

–> Cái chết của cậu con trai chính là sự cảnh tỉnh sâu sắc với cái u mê, tăm tối của một bộ phận người dân Trung Quốc thời bấy giờ.

– Cùng với câu chuyện về chiếc bánh bao tẩm máu là câu chuyện về người cách mạng Hạ Du.

+ Hạ Du là người cách mạng kiên trung, quả cảm, đấu tranh với tư tưởng “thiên hạ Mãn Thanh chính là của chúng ta”,

+ Trong cách nhìn nhận của mọi người thì anh chỉ là một tên “khốn nạn”, một kẻ “điên”.

– Tất cả các nhân vật trong truyện đều tỏ ra vô cảm trước cái chết của Hạ Du, đối với họ cái chết này hoàn toàn xứng đáng.

–> Thông qua hình ảnh của người cách mạng Hạ Du, tác giả Lỗ Tấn đã phê phán sâu sắc sự u mê, vô cảm của quần chúng nhân dân về chính trị, thể hiện rõ nét sự cách li, quay lưng của quần chúng với cách mạng.

3. Kết bài

Truyện ngắn Thuốc không chỉ phản ánh thực tại đen tối, u mê của xã hội Trung quốc trong những năm 1919 mà còn gửi gắm bao thông điệp sâu sắc về thứ thuốc tinh thần để cứu dỗi cho cuộc sống của những con người mông muội, u mê nhưng cũng rất tội nghiệp ấy.

Bài liên quan đến truyện ngắn Thuốc:

>>Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Cảm nhận về hình tượng nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích truyện ngắn Thuốc

Lỗ Tấn là nhà văn lớn của văn học Trung Hoa, ông cũng là người khai sinh ra nền văn học cách mạng Trung Quốc. Những tác phẩm của ông thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, đồng thời thể hiện được những quan điểm, bài học sâu sắc. Một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Lỗ Tấn là “Thuốc”.

Nên Xem:  Suy nghĩ về câu nói Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên của Khổng Tử

Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả Lỗ Tấn đã phê phán sâu sắc đối với thói u mê, lạc hậu của một bộ phận người dân Trung Quốc trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. “Thuốc” cũng là câu chuyện về bi kịch của những người làm cách mạng tiên phong, qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những vẻ đẹp tầm vóc, sự hi sinh bất khuất của những người cách mạng đó.

Tác phẩm gây ấn tượng từ nhan đề “Thuốc”- nhan đề ngắn gọn nhưng giàu sức chứa, thể hiện được những quan điểm, tư tưởng sâu sắc của nhà văn Lỗ Tấn. Thuốc cũng là đối tượng xuyên suốt trong truyện ngắn, trước hết nó xuất hiện như một phương thuốc chữa bệnh lao đầy lạ lùng – chiếc bánh bao tẩm máu người bị chết chém. Hình ảnh thuốc cũng là biểu tượng cho những u mê, mu muội, vô cảm của quần chúng nhân dân mà tác giả Lỗ Tấn hướng ngòi bút đến phản ánh, phê phán, nhan đề thuốc còn là tiếng cảnh tỉnh sâu sắc đối với một bộ phận nhân dân, cho thấy tính cấp thiết cần phải có một thứ thuốc để chữa bệnh vô cảm, mu muội của quần chúng bởi theo quan niệm của Lỗ Tấn “ Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”.

Câu chuyện xoay quanh sự kiện lão Hoa đi tìm thứ thuốc “thần dược” có thể cải tử hoàn sinh cho con trai bị mắc bệnh lao của lão. Để có được thứ thuốc thần kì, lão Hoa đã phải đến tận pháp trường để mua. Trên đường đi tâm trạng của lão sảng khoái, trẻ lại như được hoàn sinh vì thứ thuốc này có thể cứu sống con trai độc đinh của lão. Thứ thuốc ấy cũng thật lạ lùng – một chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém.

Một thứ thuốc quái đản, kì dị, phản khoa học nhưng vợ chồng lão Hoa lại cho rằng đây thực sự là một thứ thần dược cùng niềm tin mãnh liệt “ca, đoan thế nào cũng khỏi, nhất định thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm”. Điều đáng nói là không chỉ có vợ chồng lão Hoa, mà rất nhiều những người đang ngồi bàn luận sôi nổi ngoài quán trà kia cũng tin tưởng vào thần lực của thứ thuốc quái đản mà họ cho rằng rất kì diệu.

Nên Xem:  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi đầy đủ, chi tiết nhất

Cuối cùng, chiếc bánh bao tẩm máu người mà vợ chồng lão Hoa mất rất nhiều tiền của, công sức lại chẳng thể cứu nổi con trai lão. Cái chết của cậu con trai chính là sự cảnh tỉnh sâu sắc với cái u mê, tăm tối của một bộ phận người dân Trung Quốc thời bấy giờ. Bánh bao tẩm máu người là phương thuốc quái đản, phản khoa học, một thứ thuốc chết người, muốn chữa bệnh cần phải tìm đến một thứ thuốc đặc hiệu.

Cùng với câu chuyện về chiếc bánh bao tẩm máu là câu chuyện về người cách mạng Hạ Du. Tuy không được miêu tả trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp thông qua những lời bàn tán của các nhân vật trong quán trà. Hạ Du là người cách mạng kiên trung, quả cảm, đấu tranh với tư tưởng “thiên hạ Mãn Thanh chính là của chúng ta”, tuy nhiên trong cách nhìn nhận của mọi người thì anh chỉ là một tên “khốn nạn”, một kẻ “điên”. Ngay người chú ruột của Hạ Du vì lòng tham che mắt đã tố cáo cháu mình chỉ để lấy hai mươi lạng bạc. Máu của người tử tù ấy giễu xuống trên pháp trường lại trở thành công cụ kiếm tiền của lão Cả Khang, là thứ thuốc “thần kì” cho con trai lão Hoa.

Tất cả các nhân vật trong truyện đều tỏ ra vô cảm trước cái chết của Hạ Du, đối với họ cái chết này hoàn toàn xứng đáng trong khi người chiến sĩ ấy đã dùng cả tuổi trẻ đế đấu tranh để bảo vệ cho tự do, dân chủ của họ.

Thông qua hình ảnh của người cách mạng Hạ Du, tác giả Lỗ Tấn đã phê phán sâu sắc sự u mê, vô cảm của quần chúng nhân dân về chính trị, thể hiện rõ nét sự cách li, quay lưng của quần chúng với cách mạng. Qua đó Lỗ Tấn cũng khẳng định xã hội Trung Quốc bấy giờ cũng đang trong cơn bệnh thập tử nhất sinh, để chữa khỏi cần phải có một thứ thuốc hiệu quả, đó là sự giác ngộ về tư tưởng cho quần chúng nhân dân mê muội.

Truyện ngắn Thuốc không chỉ phản ánh thực tại đen tối, u mê của xã hội Trung quốc trong những năm 1919 mà còn gửi gắm bao thông điệp sâu sắc về thứ thuốc tinh thần để cứu dỗi cho cuộc sống của những con người mông muội, u mê nhưng cũng rất tội nghiệp ấy.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!