Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ hay nhất

Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ hay nhất

Trên đời này, có lẽ không có tình cảm nào thiêng liêng cho bằng tình phụ tử và tình mẫu tử, Đó là nguồn cảm hứng xuyên suốt trong lịch sử văn học, chưa bao giờ vơi cạn mà càng được bồi đắp. Văn chương bồi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Từ xưa đã có những câu chuyện về tình phụ tử, mẫu tử như: Mẹ hiền dạy con, những bài học của nhà Phật, những câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Tiếp tục mạch cảm hứng ấy, trong những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử, câu chuyện về “Chiếc lược ngà” một lần nữa đã làm rung động trái tim bạn đọc về sức sống bất diệt của tình phụ tử. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài “chiếc lược ngà” nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây.

SOẠN BÀI CHIẾC LƯỢC NGÀ LỚP 9

I, Tìm hiểu chung bài Chiếc lược ngà

1.Tác giả

Nguyễn Quang Sáng là cây bút viết rất hay về mảnh đất Nam Bộ.

2.Tác phẩm

Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu…từ từ tuột xuống): Tình cảm bé Thu và ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép.
  • Phần 2 (còn lại): Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con.
Nên Xem:  Nghị luận xã hội giải thích câu Rừng vàng biển bạc lớp 9 hay

II, Đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà

Câu 1 (trang 202 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Các tình huống:

  • Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu.
  • Tình huống anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

Câu 2 (trang 202 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng:

  • Trước khi nhận ra cha: ngơ ngác, sợ hãi khi mới gặp cha, tròn mắt, lạnh lùng nhìn như người xa lạ, tái mặt chạy đi kêu má. Bướng bỉnh ương ngạnh khi ở nhà với cha.
  • Khi nhận ra cha: trằn trọc suy nghĩ khi nghe bà giải thích về vết sẹo. Lúc thấy cha chuẩn bị ra đi, khuôn mặt bé Thu nghĩ ngợi xa xăm, rồi chạy tới ôm cha thắm thiết.

Tính cách bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc, rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí: Miêu tả diễn biến tâm lí thành công. Tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ thơ.

Câu 3 (trang 202 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tình cảm sâu đậm của ông Sáu đối với con:

  • Nôn nóng gặp mặt con, khao khát được nghe tiếng gọi “Ba ơi!”, xuồng chưa cập bến đã vội nhảy xuống
  • Trong những ngày ở nhà: cố gắng chăm sóc, bù đăps cho bé Thu.
  •  Khi đi, luôn mong muốn thường trực được nghe tiếng gọi ba
  • Khi vào chiến khu, vẫn giữ lời hứa với đứa con, tỉ mẩn và công phu làm chiếc lược ngà.
Nên Xem:  Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình – ngữ văn lớp 9

Nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: họ không chỉ là người thiết tha yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc mà còn yêu thương gia đình con cái hết mực với tình yêu vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.

Câu 4 (trang 202 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Ngôi kể: Ngôi thứ nhất qua lời kể của nhân vật “tôi” – bạn thân ông Sáu.

Tác dụng: Tạo tính khách quan chân thực và thể hiện quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

III, Luyện tập bài Chiếc lược ngà

Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Bé Thu khi chưa nhận ra cha thì hết sức lạnh lùng, bướng bỉnh. Khi nhận ra cha thì tình cảm như sóng lũ trào dâng. Điều đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi, phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù mới tám tuổi.

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Theo lời hồi tưởng của bé Thu:

Có lẽ ai cũng đều mong muốn được cảm nhận tình phụ tử thiêng liêng. Tôi cũng thế, nhưng cha tôi đã xa nhà từ khi tôi chưa tròn một tuổi, mãi đến khi tám tuổi cha tôi mới trở về. Tôi luôn lạnh lùng, lảng tránh và tỏ ra xa lạ với ông vì vết thẹo dài ấy trên mặt. nhưng rồi, sau khi nhận ra rằng đó là nỗi đau và vết thuong mà chiến tranh gây ra, tôi càng tự hào và yêu cha hơn bao giờ hết. hỉ tiếc rằng, khi tôi nhận ra thì đã muộn, cha tôi phải tiếp tục lên đường vào chiế khu. Trước lúc chia tay, ch hứa làm cho tôi chiếc lược, nhưng ông đã mất và không kịp trao nó lại tận tay cho tôi.

Nên Xem:  Nghe và kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi"

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!