Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Khi con tu hú – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Khi con tu hú – Ngữ văn 8 Tập 2

Soạn bài: Khi con tu hú – Ngữ văn 8 Tập 2

Hướng dẫn

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn lớp 8 tập 2 ngày hôm nay, Văn Mẫu sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Khi con tu. Đây là một bài thơ lục bát rất hay và nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Hi vọng các em sẽ chuẩn bị văn bản thật tốt để tiếp thu bài giảng trên lớp thật hiệu quả nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả ( các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Tố Hữu trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây..

* Thể thơ: Bài thơ Khi con tu hú được viết theo thể thơ lục bát.

* Bố cục: Bài thơ có thể được chia làm 2 phần:

  • Phần 1: 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè.
  • Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng của người tù và người chiến sĩ cách mạng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Nhan đề bài thơ là vế phụ của một câu trọn ý, chỉ thời gian diễn ra sự việc trong câu. Hơn thế nữa, tiếng chim tu hú chính là tín hiệu của sự sống, của mùa hè sôi động.

* Câu văn có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú” tóm tắt nội dung bài thơ là: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng chim tu hú giống như lắng nghe nhịp sống của mùa hè càng thêm cháy bỏng niềm khao khát tự do.

Nên Xem:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Bài hát trồng cây – Tiếng Việt 3

* Tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ là bởi vì nó gợi nhắc về một mùa hè tràn đầy sức sống, một mùa hè sôi nổi, phóng khoáng, đối lập hoàn toàn với cảnh tù túng chật chội mà tác giả đang phải chịu.

Câu 2:

* Cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu hiện lên rất tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao rộng.

* Rất nhiều chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài được chọn lọc như: tiếng ve kêu râm ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với những cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt.

Câu 3:

* Tâm trạng của người tù, người chiến sĩ ở 4 câu thơ cuối: tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt.

Ở những câu thơ này, cách ngắt nhịp đã có sự khác biệt, câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3). Kết hợp với đó là những từ diễn tả hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất và những từ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ,…

Có thể nói, nếu tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi cho tác giả những cảm nhận về mùa hè sôi động, đầy sức sống, mùa hè của tự do, của niềm háo hức, rộn rã; thì ở những câu thơ cuối, tiếng chim tu hú khiến cho nhà thơ có cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ, lúc này, tâm trạng của người chiến sĩ càng thêm đau khổ, bức bối vì cảnh tù giam hãm, mất tự do.

Nên Xem:  Phân tích cảm nhận khổ 2 bài thơ Tây Tiến

Câu 4:

Theo em, cái hay của bài thơ nằm trong cả hai phần nội dung và nghệ thuật.

  • Về nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu đối với cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
  • Về nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, sử dụng thể thơ lục bát dễ nghe, dễ nhớ, lời thơ tự nhiên và có thể truyền tải được những cảm xúc sâu lắng, đồng thời, góp phần thể hiện được sức sống đang sục sôi của người chiến sĩ cách mạng.

Soạn bài Khi con tu hú (Tố Hữu)

Bố cục:

– Phần 1 (6 câu đầu): Bức tranh mùa hè.

– Phần 2 (4 câu cuối): Tâm trạng người tù, người chiến sĩ cách mạng.

Câu 1:

Câu 1:

– Nhan đề bài thơ:

+ Là một vế phụ chỉ thời gian trong một câu → gây sự chú ý.

+ Tiếng chim tu hú: tín hiệu của sự sống, mùa hè.

– Nội dung: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

– Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

Câu 2:

6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng. Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc: tiêng ve ngâm, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với những cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt…

Nên Xem:  Phân tích ý nghĩa tiếng khóc của lão Hạc khi phải bán con chó Vàng

Câu 3: Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù – người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

– Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).

– Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.

– Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, …

– Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù – người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi mà cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Câu 4: Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật:

– Khi con tu hú thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.

– Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.

Bài giảng: Khi con tu hú – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!