Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 hay đầy đủ nhất

Tiếng Việt là một trong ba phần quan trọng của chương trình ngữ văn lớp 9 bên cạnh phần Văn và Tập làm văn. Trong những bài học trước, chúng ta đã được củng cố về từ vựng qua bài Tổng kết về từ vựng. Đến bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục ôn tập một số kiến thức khác đã được học chương trình ngữ văn 9 qua bài “Ôn tập về tiếng Việt”. Trong việc ôn lại kiến thức, chúng ta cần nắm được một cách khái quát các kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào văn nói, văn viết. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Ôn tập về tiếng Việt” lớp 9 hay đầy đủ nhất

SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ TIẾNG VIỆT LỚP 9

I- Các phương châm hội thoại

1. Ôn lại nội dung của các phương châm hội thoại

Câu 2 trang 190 SGK văn 9 tập 1:

Tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại

Mẹ hỏi:

– Con ăn cơm chưa?

Cậu bé đáp:

– Con ăn no rồi

=> Vi phạm phương châm quan hệ

II- Xưng hô trong hội thoại

Câu 1 trang 190 SGK văn 9 tập 1:

Nên Xem:  So sánh bài thơ Tây Tiến và Đất nước của Quang Dũng và Nguyễn Khoa Điềm

Các từ ngữ xưng hô thông dụng: mình, tớ, con, em, cháu, chúng mình, chúng ta…

Tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và quan hệ với người khác mà chúng ta dùng từ xưng hô cho phù hợp

Câu 2 trang 190 SGK văn 9 tập 1:

Xưng khiêm hô tôn là tự xưng mình một cách khiêm tốn và gọi người đối thoại một cách tôn kính

VD: Các nhà nho xưa tự xưng là hàn sĩ, kẻ hậu sinh và gọi người khác là tiền bối

Câu 3 trang 190 SGK văn 9 tập 1:

Trong tiếng Việt, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô vì nó phụ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp là xã giao hay thân mật, mối quan hệ giữa người nói và người nghe là thân hay sơ, trọng hay khinh

III- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Câu 1 trang 190 SGK văn 9 tập 1:

Phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:

  • Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
  • Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không cần đặt trong dấu ngoặc kép

Câu 2 trang 190 SGK văn 9 tập 1:

Chuyển những lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp:

  • Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nào
  • Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không… quân Thanh sẽ bị dẹp tan
Nên Xem:  Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đầy đủ hay nhất

Những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại:

  • Tôi ở ngôi thứ nhất chuyển thành nhà vua ở ngôi thứ 3, chúa công ở ngôi thứ 2 chuyển thành nhà vua ở ngôi thứ 3
  • Bâý giờ chuyển thành bây giờ và tỉnh lược và đây.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!