Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Tức nước vỡ bờ – Ngữ văn 8 Tập 1

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ – Ngữ văn 8 Tập 1

Soạn bài: Tức nước vỡ bờ – Ngữ văn 8 Tập 1

Hướng dẫn

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Tức nước vỡ bờ được trích từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

* Tóm tắt

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ kể về gia đình chị Dậu đã rứt ruột bán đứa con gái, bán cả đàn chó mới đẻ mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu thuế. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình đánh đập, sống dở chết dở. Bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì bị tên cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến đòi sưu. Mặc chị hết lời van xin, tên cai lệ vẫn nhất quyết đòi bắt anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng định sấn sổ giơ gậy đánh thì bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

* Bố cục:

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được chia làm 2 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu => “ăn có ngon miệng không”: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
  • Đoạn 2: còn lại: Cảnh chị Dậu phản kháng chống lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của gia đình chị rất thảm thương:

  • Anh Dậu thì vừa mới tỉnh sau một trận bị đánh thập tử nhất sinh.
  • Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo, chị Dậu rón rén bưng bát cháo lên cho chồng và ngồi xem chồng ăn có ngon không.
  • Anh Dậu chỉ vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng”

Câu 2:

Phân tích nhân vật cai lệ.

Cai lệ là cai cầm đầu đám lính ở huyện đường, tay sai chuyên đáng người là “nghề” của hắn.

Cảnh cai lệ xông vào nhà chị Dậu:

  • Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.
  • Là một tên tay sai chuyên nghiệp, chuyên đi đánh trói, bắt người.
  • Xưng hô xấc xược, đểu cáng “ông – thằng”, “ông – mày”.
  • Trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

=> Một con người độc ác, hống hách, xấc xược, chỉ là một tên tay sai vô danh nhưng lại bạo tàn, dám làm những việc bất nhân, nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Đây cũng chính là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.

Câu 3:

Nên Xem:  Hằng ngày được học tập dưới mái trường thân yêu em cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc. Em hãy viết lại suy nghĩ của mình.

Diễn biến tâm lý nhân vật chị Dậu trong đoạn trích:

* Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:

  • Gọi ông, xưng cháu, lời nói thì nhún nhường, van xin “cháu van ông…”
  • Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,…

* Đến khi không chịu được nữa thì chị Dậu vùng dậy phản kháng:

  • Xưng hô ông – tôi, sau đó là bà – mày, lời nói cũng đầy thách thức, quyết liệt.
  • Hành động mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa”…

=> Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu là do phẫn nộ, uất ức đến căm phẫn. Hành động của chị là tự phát nhưng rất bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí.

=> chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng cũng đầy mạnh mẽ và bản lĩnh.

Câu 4:

Nhan đề Tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

Theo em, xét về toàn bộ nội dung của tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là nhan đề hợp lý, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Bởi nhan đề này có nghĩa là khi con người bị áp bức, bóc lột thì sẽ có sự phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ chính ý thức nhân phẩm và tình yêu thương gia đình.

Câu 5:

Nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Bởi vì:

  • Thể hiện rõ nét, sinh động tính cách của các nhân vật
  • Tạo tình huống truyện khéo léo. Đặc biệt, ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.
  • Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại bộc lộ được sâu sắc tính cách nhân vật, phản ứng những nét diễn biến tâm lý phức tạp

=> Đoạn “tuyệt khéo” trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội đầy rẫy những áp bức, bất công.

Câu 6:

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn” Theo em, nhận định này là đúng, bởi vì sống trong một xã hội tàn bạo, vô lí, tàn nhẫn đến cực độ mà sức mạnh đấu tranh của người nông dân đang tiềm tàng thì tại sao họ không thể “nổi loạn” để đòi lại công bằng?

Có thể nói, Ngô Tất Tố đã nhận ra rằng, người nông dân trong xã hội phong kiến đó, chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Cánh diều

Đọc văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Nên Xem:  Nói về quê ngoại của em

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Đoạn chữ in nhỏ ở phía trên văn bản Tức nước vỡ bờ có nhiệm vụ gì?

A. Tóm tắt toàn bộ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố

B. Tóm tắt bối cảnh xảy ra trước đoạn trích Tức nước vỡ bờ

C. Tóm tắt câu chuyện bọn người nhà lí trưởng đánh trói anh Dậu

D. Tóm tắt cảnh chị Dậu phải xoay xở vì suất sưu của chồng

Trả lời:

– Đáp án đúng là B.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Câu nào là câu phủ định trong những câu dưới đây?

A. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng.

B. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

C. Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

D. U nó không được thế!

Trả lời:

– Đáp án đúng là D.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Câu nào là câu khẳng định trong những câu sau?

A. Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

B. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

D. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Trả lời:

– Đáp án đúng là C.

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Nhận xét nào sau đây đúng với diễn biến thái độ của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Từ khẩn cầu run run đến thiết tha van xin

B. Từ thiết tha van xin đến liều mạng cãi lại bằng lí lẽ

C. Từ nhẫn nhịn đến phản kháng hết sức quyết liệt bằng lí lẽ

D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời và chống trả quyết liệt

Trả lời:

– Đáp án đúng là D.

Câu 5 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời

B. Phản ánh tình trạng người dân vùng quê nghèo cãi nhau vì chuyện nợ nần

C. Thể hiện lòng nhân hậu và sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân

D. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và chế độ sưu thuế bất công

Trả lời:

– Đáp án đúng là B.

Câu 6 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Qua đoạn chữ in nhỏ phía trên văn bản, em hiểu gì về gia cảnh của chị Dậu?

Trả lời:

Hoàn cảnh gia đình chị Dậu:

– Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”

– Anh Dậu lại bị ốm kéo dài mấy tháng, nhà không có tiền nộp sưu, phải bán cả con gái đầu lòng và ổ chó để chạy nộp suất sưu cho chồng.

– Phải nộp sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất.

=> Hoàn cảnh khó khăn, bần hàn đến tận cùng vì bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột.

Nên Xem:  Phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ

Câu 7 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Em có nhận xét gì về tính cách của tên cai lệ?

Trả lời:

– Cai lệ là những gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ.

– Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước nhân danh phép nước để hành động.

Câu 8 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Theo em, tình huống nào đã khiến chị Dậu vùng dậy chống trả quyết liệt với bọn tay sai?

Trả lời:

– Tình huống khiến chị Dậu vùng lên chống trả là khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi.

= > Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

Câu 9 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Diễn biến tâm lí và hành động bảo vệ chồng của chị Dậu được tác giả miêu tả như thế nào thông qua các từ xưng hô trong văn bản?

Trả lời:

– Diễn biến tâm lí của chị Dậu thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày.

= > Những từ ngữ miêu tả làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

Trả lời:

Tham khảo

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!