Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Suy nghĩ cảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa

Suy nghĩ cảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa

“Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Thành Long đến Lào Cai năm 1970. Truyện ca ngợi những con người hăng say làm việc, lặng thầm hiến dâng cho Tổ quốc. Truyện để lại dấu ấn trong lòng người đọc với vẻ đẹp của anh thanh niên tiêu biểu cho những con người mới ra sức xây dựng cuộc sống mới. Bên cạnh đó truyện cũng khắc họa hình ảnh ông họa sĩ – nhân vật được Nguyễn Thành Long nhập vào điểm nhìn để nêu lên những quan niệm, suy nghĩ của nhà văn đồng thời làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm. Trong chương trình Ngữ Văn 9, chúng ta bắt gặp đề văn suy nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong “Lặng lẽ Sa Pa” đòi hỏi người viết phải tập trung làm nổi bật những cách nhìn, suy nghĩ, quan điểm của ông họa sĩ về cuộc sống, nghệ thuật. Dưới đây là bài văn mẫu suy nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong “Lặng lẽ Sa Pa” để mọi người có một hướng tiếp cận với đề.

BÀI LÀM VĂN SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG HỌA SĨ TRONG “LẶNG LẼ SA PA”

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông có văn phong nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp của con người và mang ý nghĩa sâu sắc. “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm tiêu biểu của ông. Bên cạnh làm nổi bật nhân vật chính anh thanh niên, truyện cũng khắc họa thành công nhân vật ông họa sĩ với những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.

Nên Xem:  Nghị luận về câu tục ngữ Cái khó ló cái khôn

“Lặng lẽ Sa Pa” được viết năm 1970 nhân một chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào trong truyện cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Nhân vật ông họa sĩ – dù không phải là nhân vật chính nhưng có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông họa sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những quan niệm, suy nghĩ về con người, cuộc sống, nghệ thuật chân chính.

Ông là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Ngay từ lúc nghe những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, ông họa sĩ đã xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai dáng vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ. Sau đó ông ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở, chân thành của anh. Rồi ông lại “cảm giác mình bối rối” khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và những khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài”.

Nên Xem:  Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Cảm hứng được khơi lên đã thôi thúc người họa sĩ sáng tác. Anh thanh niên muốn dành hai mươi phút để nghe chuyện dưới xuôi. Ông họa sĩ phải hứa mười ngày nữa trở lại, còn bây giờ, ông muốn dành trọn vẹn hai mươi phút thật ngắn ngủi để hiểu thật kĩ về người thanh niên, về đối tượng mà ông đang định thể hiện trong bức tranh của mình. Ông muốn làm một bức phác họa về anh thanh niên, nhưng làm thế nào “cho người xem hiểu được anh ta mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hữu hãn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”.

Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy: “Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lầm đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”.

“Lặng lẽ Sa Pa” đã khắc họa thành công nhân vật ông họa sĩ với điểm nhìn trần thuật đặt vào nhân vật này vừa tạo cho câu chuyện vẻ đẹp khách quan, chân thực vừa làm nổi bật chất thơ bàng bạc, đào sâu suy tư của nhân vật, phù hợp với chính suy nghĩ của tác giả. Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo chiều sâu tư tưởng tác phẩm.

Nên Xem:  Bình luận về ý kiến Không ai ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sao, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” giúp ta thêm yêu cuộc đời, thêm yêu cuộc sống và thêm tin vào nghệ thuật chân chính. Bởi vậy dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua, những tư tưởng trong truyện ngắn vẫn có sức lay động thấm thía tới tâm can người đọc.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!