Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Suy nghĩ về hai chữ Nhẫn nhịn và Nhẫn nhục – Văn mẫu tuyển chọn lớp 12

Suy nghĩ về hai chữ Nhẫn nhịn và Nhẫn nhục – Văn mẫu tuyển chọn lớp 12

Nhẫn nhịn và Nhẫn nhục là những tính cách tương đồng mà khác biệt bên trong mỗi con người. Vậy nhẫn nhịn và nhẫn nhục có sự khác nhau như thế nào. Anh chị hãy viết bài nghị luận trình bày về sự khác biệt giữa “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục”.

I. Dàn ý chi tiết cho đề nghị luận về hai chữ Nhẫn nhịn và Nhẫn nhục

1. Mở bài

Giới thiệu về hai chữ “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục”: Trong gói hành trang mang theo để bước vào đời của chúng ta không thể không gói trong đó một chữ “Nhẫn”

2. Thân bài

Nêu những quan điểm, suy nghĩ của em về hai chữ “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục”

  • Nghĩa của chữ “Nhẫn”, “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục”: Trước hết, chúng ta phải hiểu được “Nhẫn” là gì – Nhẫn là nhịn, dằn lòng mình xuống
  • Ý nghĩa của hai chữ “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục” đối với con người:. Nhẫn nhịn là chịu nhún nhường, nhường nhịn, kiềm chế những cảm xúc của mình
  • Học chữ nhẫn từ các bậc vĩ nhân: Cổ ngữ đã có câu “Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự”

3. Kết bài

Áp dụng ý nghĩa của hai chữ “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục” trong cuộc sống: Chúng ta ai cũng cần học chữ “Nhẫn” để áp dụng vào cuộc sống, nhất là tuổi trẻ.

II. Bài tham khảo

Trong gói hành trang mang theo để bước vào đời của chúng ta không thể không gói trong đó một chữ “Nhẫn”, chữ “nhẫn” có thể đi cùng với những từ khác nhau và mang lại những ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu và suy nghĩ về hai chữ “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục”.

Nên Xem:  Nói về nơi em ở, một khu tập thể

Trước hết, chúng ta phải hiểu được “Nhẫn” là gì – Nhẫn là nhịn, dằn lòng mình xuống, nhẫn thường đi với các từ như: nhẫn nại, nhẫn nhịn, nhẫn nhục, kiên nhẫn. Nhẫn nại chỉ sự bền bỉ, chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn để cố gắng đạt được điều gì đó. Nhẫn nhịn là chịu nhún nhường, nhường nhịn, kiềm chế những cảm xúc của mình. Nhẫn nhục là sự dặn lòng chịu đựng những cực khổ, tủi nhục. Tất cả dường như ám chỉ cho những biểu hiện của tâm lí khi tự chủ bản thân mình trước những áp lực từ bên ngoài. Trong cuộc sống của chúng ta, ngay trong việc giao tiếp hàng ngày rất đơn giản ấy đều ít khi tránh khỏi những mâu thuẫn và xung đột giữa mọi người, dù là chuyện gì đi chăng nữa ta cũng không nên “bé xé ra to”.

Cổ ngữ đã có câu “Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự” – đối với những chuyện nhỏ, việc nhỏ và không thể kiềm chế, chịu đựng và nhẫn nại thì ắt sẽ làm hỏng việc lớn, khó có thể thành công. Ngoài ra, có những thử xảy ra bên ngoài xã hội kia khiến cho nhiều người trở thành những kẻ hung hăng, hiếu thắng, ta phải biết dặn mình làm ngơ trước những kẻ đó, có thể ta sẽ bị bắt nạt một cách vô lí nhưng chúng ta nên chọn nhẫn nhịn và chịu đựng, bởi có cố tranh luận, cãi lí với những kẻ đang nỏng nảy, ham chiến ta chỉ rước họa vào thân. Chúng ta biết “tránh voi” thì chúng ta cũng nên biết tránh những “con trâu lấm” bởi “trâu lấm” trên đời rất nhiều, chúng ta nhẫn nhịn để có được sự tốt đẹp cho chính mình.

Nên Xem:  Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Nhẫn nhịn và nhẫn nhục là một đức tính cao đẹp của người biết làm chủ bản thân, biết tự kiềm chế và lái mình theo những hoàn cảnh thuận nghịch khác nhau. Không khó để tránh khỏi những hiểu lầm giữa những người thân trong gia đình với nhau, hay cả bạn bè, từ những hiểu lầm không đáng có lại dẫn đến sự bất hòa trong mối quan hệ. Nếu trong những trường hợp như vậy, nóng giận và bực tức se chỉ làm cho mối quan hệ bị rạn nứt, nó không thể khiến cho mây mù tan nhanh mà cũng chẳng thể làm cho gió xuân thành mưa. Bởi vậy ta phải bình tĩnh xuy xét, tìm hướng giải quyết để đôi bên không còn nặng nề và ngột ngạt nữa. Nhẫn nhịn và nhẫn nhục không phải là biểu hiện của sự nhu nhược đáng khinh mà trái lại còn thể hiện một phẩm cách tự tin, ý chí kiên cường và tự kiềm chế bản thân. Trong lịch sử có Nguyễn Công Trứ, một nhà thơ lỗi lạc mang trong mình chữ nhẫn.

Làm quan dưới triều nhà Nguyễn, lúc thủ khoa, khi tham tán rồi Tổng đốc Đông, bình Tây cờ Đại Tướng, nhưng lại có lúc làm lính thú, thế nhưng ông không hề phản ứng gì với cuộc đời, ông vẫn an nhiên và nhẫn nhục chờ đợi. Trích lời của Nguyễn Công Trứ từng nói “lúc làm Đại tướng ta không lấy thế làm vinh thì lúc là lính thú ta cũng không lấy thể làm nhục!”. Ông chính là một tấm gương sáng về chí khí anh hùng và bài học về chữ nhẫn, đến nay người đời vẫn luôn ngợi ca và trở thành triết lí nhân sinh. Để có thể học được “Nhẫn nhịn” và “Nhẫn nhục” không phải chuyện của ngày một ngày hai là được mà chúng ta phải kiên trì rèn luyện và thực hành trong những thời điểm và hoàn cảnh phù hợp. Đã rất nhiều người.

Nên Xem:  Kể lại cuộc gặp gỡ với một người bạn thân sau bao ngày xa cách lớp 9

Có thể thấy, nhẫn nhịn cũng như là độ lượng, người nhẫn nhịn sẽ có một đạo đức và tâm hồn trong sáng, lành mạnh, thanh thản. Cũng như người biết kiềm chế và nhẫn nhục sẽ là người rất sâu sắc, đầy bản lĩnh và có một cốt cách trí tuệ cao thượng. Chúng ta ai cũng cần học chữ “Nhẫn” để áp dụng vào cuộc sống, nhất là tuổi trẻ, cần học chữ nhẫn để rèn luyện bản lĩnh, tu dưỡng đạo đức, nắm bắt thời cơ lập nghiệp thành tài.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!