Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

Với nét tài hoa và trí tuệ, Chế Lan Viên đã mang đến cho nền thơ Việt Nam những áng thơ mới giàu triết lí và suy tưởng. Thơ ông là minh chứng cho sức nghĩ, sức cảm của một tâm hồn thơ không ngừng tỏa sáng trong suốt cuộc đời, từ những vần thơ tài năng tuổi 16 đến những di cảo cuộc đời. Những nhan đề bài thơ ông đặt cho tá phẩm của mình đều mang những ý nghĩa nhất định của nó. Trong chương trình Ngữ văn 9, các bạn sẽ gặp đề bài giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Con cò”. Khi làm bài phân tích nhan đề của một tác phẩm, cần chú ý đến những hình ảnh trong nhan đề có ý nghĩ thế nào trong bài thơ, trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác giả, trong việc xây dựng hình tượng và mạch cảm xúc bài thơ. Tránh phân tích tác phẩm không có định hướng, bám vào ý nghĩ của con cò để giải thích, đưa ra hệ thống lí lẽ hợp lí. Để hiểu rõ cách làm, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU GIẢI THÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ BÀI THƠ “CON CÒ”

Từ hàng ngàn đời nay, văn chương muôn đời đã dành biết bao lời hay ý đẹp để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, nhưng đề tài quen thuộc ấy vẫn không bao giờ là vấn đề xưa cũ. Một trong những bài thơ còn vang vọng mãi trong lòng người đọc bao thế hệ về tình cảm ấy chính là “Con cò” của Chế Lan Viên. Vậy hình ảnh con cò trong nhan đề có ý nghĩa gì? Tại sao tác giả lại lấy tên nhan đề “Con cò”?

Nên Xem:  Kể về những đổi mới ở xóm làng hay phố phường của em

Bài thơ được viết năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão”. Bài thơ mang âm hưởng của lời ru ngọt ngào ngân nga nhưng lại nhưng lại thể hiện rất rõ tính triết học giúp người đọc suy ngẫm, phát hiện về một đề tài đã gần gũi, quen thuộc. Tư tưởng ấy được gửi gắm từ nhan đề tác phẩm.

“Con cò”- hình tượng trung tâm xuyên suốt và cả bài thơ là sự phát triển dựa trên hình tượng ấy. Con cò- hình ảnh quen thuộc của những câu ca dao nhưng lại mang những ý nghĩa biểu tượng, phát triển mới.

Trước hết, con cò là hình ảnh quen thuộc trong những câu ca dao, dân ca Việt Nam. Ở đoạn một của bài thơ, con cò được gợi nhắc trực tiếp từ những câu ca dao, ít nhiều thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa hình tượng con cò. Những câu thơ: “con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng” gợi ra không gian quen thuộc và cuộc sống thong thả, bình yên của thời xưa. Hình ảnh “cò một mình/ Cò phải kiếm ăn” gợi ta nhớ đến những câu ca dao:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Có gì giống giữa hình ảnh con cò lặn lội kiếm ăn và hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ, một nắng hai sương, dẫu gặp cảnh ngộ éo le mà vẫn trung thực, ngay thẳng, sáng trong. Rồi ta bỗng nhớ đến những câu:

Nên Xem:  Soạn bài Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

Con cò hay chính là biểu tượng của làng quê Việt thanh bình yên ả, của hình ảnh người mẹ luôn một nắng hai sương, chịu thương chịu khó.

Con cò còn đi vào đến trong tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, gắn với con trên mỗi chặng đường đời. Từ thuở con còn nằm trong nôi, con chưa hiểu được ý nghĩa của cò: “Con chưa biết con cò, con vạc/ Con chưa biết những cành mềm mẹ hát” rồi cánh cò trở thành bạn đồng hành của con:

“Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân…”

Và hình ảnh con cò đã trở thành biểu tượng về lòng mẹ, là sự dìu dắt, nâng đỡ bền bỉ của mẹ, chở che con trên mỗi chặng đường đời.

Đặc biệt, những câu thơ cuối, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở tấm lòng người mẹ cũng như ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi con người. Quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc được nhà thơ chiêm nghiệm qua những câu thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Trong cái nhìn và tấm lòng của người mẹ, lúc nào cũng vậy, đứa con dù có khôn lớn, trưởng thành đến đâu thì vẫn cần đến tình yêu thương và sự chăm lo của mẹ. Tấm lòng người mẹ bao giờ, ở đâu cũng mãi dõi theo, che chở và đùm bọc cho con. Điều đó cũng đã được Nguyễn Du chiêm nghiệm thấm thía :

Nên Xem:  Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru”

Con cò là lời ru của mẹ, là cuộc đời của cha, là cả thiên nhiên đất trời che chở, nuôi dưỡng con.

Hình ảnh con cò đã nêu bật lên tư tưởng chu đề cũng như dòng cảm xúc chủ đạo của tác phẩm: tình yêu thương của mẹ dành cho con, sự thiêng liêng và bất diệt của tình mẫu tử với mỗi con người.

Không chỉ thế, hình ảnh con cò cũng làm bật lên được nét triết lí, suy tưởng đã làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên. Cách xây dựng hình tượng vừa có ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng với những lớp nghĩa xa gần, đem lại những bài học nhận thức và giáo dục cho người đọc, dạy chúng ta biết sống đẹp và sống có nghĩa trong cuộc sống.

“Con cò” vẫn chưa phải một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của Chế Lan Viên nhưng bài thơ ít nhiều cũng thể hiện phong cách nghệ thuật và của ông. Với ý nghĩa nhan đề và hình tượng con cò, bài thơ đã góp vào nguồn mạch thi ca dồi dào về mẹ, về tình mẫu tử những tiếng nói mới lạ, một khúc ca thiết tha, sâu lắng.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!