Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Kim Lân

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Kim Lân

Đề bài: A Phủ là người ở trong gia đình thống lí, vì để hổ ăn mất một con bò mà chịu sự trừng phạt tàn nhẫn của gia đình thống lí. Cùng với Mị, A Phủ là người nghèo khổ có cuộc sống bất hạnh nhưng tiềm ẩn sức sống tinh thần mạnh mẽ. Anh chị hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Kim Lân.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: Vợ chồng A Phủ đã tái hiện cuộc sống bất hạnh, đau khổ của những con người nghèo khổ ở Tây Bắc, nhưng bằng sức sống tâm hồn mạnh mẽ, họ đã tự giải phóng cho mình và đi theo ánh sáng của Đảng, ta có thể thấy rõ điều này qua hình tượng nhân vật A Phủ.

2. Thân bài

– A Phủ vốn là đứa trẻ mồ côi, từ nhỏ đã phải sống khổ cực, thiếu thốn tình thương.

– Vì làm A Sử bị thương mà A Phủ đã trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí.

– Sống trong gia đình thống Lí, A Phủ đã phải làm mọi công việc nặng nhọc, từ “đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa…”

– với sự hung bạo, hống hách lại không có tình người, thống lí Pá Tra sẵn sàng đánh trói A Phủ dã man chỉ vì A Phủ để hổ ăn mất một con bò.

– A Phủ bị thống lí trói đứng ở sân đợi chết. Tuy biết khó tránh khỏi cái chết nhưng A Phủ không lúc nào tử bỏ mà vẫn lặng lẽ cố gắng cứu lấy mình.

– Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ đã khóc nhưng chính giọt nước mắt của A Phủ đã lay động đến tâm hồn của Mị

Nên Xem:  Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

– Khi được Mị cắt đứt vòng dây cuối cùng, A Phủ đã vùng chạy nhưng vì bị trói đứng lâu ngày nên A Phủ khuỵa xuống.

– Nhưng chính khát khao sống bên trong đã thôi thúc để A Phủ vùng chạy, chạy khỏi nơi đọa đày đau khổ để tìm đến tự do cho riêng mình.

3. Kết luận

Thông qua nhân vật A Phủ, người đọc không chỉ cảm động về một con người mạnh mẽ, ngang tang, xót thương cho thân phận bất hạnh của anh mà còn cảm động bởi chính khát vọng sống mạnh mẽ trong tâm hồn của chàng trai bất hạnh ấy.

II. Bài tham khảo

Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về đời sống và văn hóa của con người Tây Bắc, do đó hình ảnh thiên nhiên và con người Tấy Bắc hiện lên trong những trang văn của Tô Hoài hết sức chân thực và tinh tế. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc đồng thời là dẫn chứng tiêu biểu nhất cho những nhận định về tài năng và vốn sống của Tô Hoài. Vợ chồng A Phủ đã tái hiện cuộc sống bất hạnh, đau khổ của những con người nghèo khổ ở Tây Bắc, nhưng bằng sức sống tâm hồn mạnh mẽ, họ đã tự giải phóng cho mình và đi theo ánh sáng của Đảng, ta có thể thấy rõ điều này qua hình tượng nhân vật A Phủ.

A Phủ vốn là đứa trẻ mồ côi, từ nhỏ đã phải sống khổ cực, thiếu thốn tình thương. Tuy nhiên đây lại là chàng trai khỏe mạnh, có tính cách mạnh mẽ. Sự mạnh mẽ này được tác giả Tô Hoài thể hiện trước hết qua chi tiết đánh nhau với A Sử- con trai thống lí Pá Tra để cùng tranh giành một cô gái xinh đẹp. Vì làm A Sử bị thương mà A Phủ đã trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí.

Nên Xem:  Bày tỏ thái độ trước hiện tượng có những người: Chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần Nguồn: https://vanmau.top/bay-to-thai-do-truoc-hien-tuong-co-nhung-nguoi-chi-lo-tui-tien-rong-di-nhung-lai-khong-biet-lo-tam-hon-minh-dang-voi-can-kho-heo-dan.html#ixzz6MlAr7El1

Sống trong gia đình thống Lí, A Phủ đã phải làm mọi công việc nặng nhọc, từ “đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa…” việc gì A Phủ cũng làm giỏi và mang đến rất nhiều lợi ích cho gia đình thống lí. Tuy nhiên, với sự hung bạo, hống hách lại không có tình người, thống lí Pá Tra sẵn sàng đánh trói A Phủ dã man chỉ vì A Phủ để hổ ăn mất một con bò.

Qua sự kiện mất bò, A Phủ không hề nao núng sợ hãi hay tìm cách bỏ trốn mà thật thà đến nói với thống lí và thể hiện mong muốn đi bắt hổ về “Cho tôi mượn cây sung. Tôi đi lấy con hổ về” Hành động này cho thấy A Phủ là một con người thật thà, ngay thẳng dám làm dám chịu cũng cho thấy sự mạnh mẽ, bản lĩnh của một người đàn ông đích thực. Bởi việc bắt hổ về nghe có vẻ đơn giản nhưng lại đầu nguy hiểm không phải ai cũng dám làm.

Bày tỏ nguyện vọng lấy công chuộc tội nhưng thống lí Pá Tra đã không mảy may quan tâm mà thực hiện trừng phạt đối với A Phủ. Sự dã man của thống lí thể hiện ở chỗ bắt A Phủ đi tìm cọc và dây để cho người ta trói mình. Vốn là người mạnh mẽ, gan góc nên khi được sai đi lấy cọc A Phủ vẫn thản nhiên đi lấy và chấp nhận hình phạt đối với mình.

A Phủ bị thống lí trói đứng ở sân đợi chết. Tuy biết khó tránh khỏi cái chết nhưng A Phủ không lúc nào tử bỏ mà vẫn lặng lẽ cố gắng cứu lấy mình. A Phủ đã tự nhai đứt 2 vòng dây trói nhưng vẫn không thể thoát được. Bị trói đứng lại chịu đói, chịu cái lạnh cắt da cắt thịt, A Phủ phải đối diện với cái chết cận kề mà như cảm nhận của Mị thì chỉ ngày mai, ngày kia thôi người kia sẽ chết, chết đói, chết rét…cuối cùng cũng phải chết.

Nên Xem:  Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ đã khóc nhưng chính giọt nước mắt của A Phủ đã lay động đến tâm hồn của Mị, người đàn bà bị chà đạp đến mức mất khả năng phản kháng trong gia đình thống lí. Khi được Mị cắt đứt vòng dây cuối cùng, A Phủ đã vùng chạy nhưng vì bị trói đứng lâu ngày nên A Phủ khuỵa xuống. Nhưng chính khát khao sống bên trong đã thôi thúc để A Phủ vùng chạy, chạy khỏi nơi đọa đày đau khổ để tìm đến tự do cho riêng mình.

Nếu nói Mị đã cứu sống A Phủ thì cũng chính A Phủ là người mang đến ánh sáng mới cho cuộc đời của Mị, bởi A phủ đã đưa Mị – một người có số phận bất hạnh như mình cùng chạy trốn. Sau này A Phủ và Mị đã trở thành và đi theo cách mạng, bởi đây chính là con đường để họ đi đến hạnh phúc, tự do thực sự của cuộc đời mình.

Thông qua nhân vật A Phủ, người đọc không chỉ cảm động về một con người mạnh mẽ, ngang tang, xót thương cho thân phận bất hạnh của anh mà còn cảm động bởi chính khát vọng sống mạnh mẽ trong tâm hồn của chàng trai bất hạnh ấy. Đó cũng chính là sức sống tiềm tàng của người dân miền núi Tây Bắc trong xã hội đầy bất công, áp bức.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!