Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Thơ ngụ ngôn là những tác phẩm mang tính giáo huấn, có hình thức thơ hoặc văn xuôi, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Có lẽ trong chúng ta cũng ít nhiều biết tới, có nghe qua hoặc đọc qua những tác phẩm thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp. Hôm nay, chúng ta cùng được tìm hiểu rõ hơn một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông đối với thể loại này qua bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten của tác giả Hi-po-lít-ten.

SOẠN BÀI CHO SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA – PHÔNG – TEN NGỮ VĂN 9

I. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tác giả

Hi-po-lít-ten (H.Ten) (1828 – 1893), ông là một triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, ngoài ra ông còn là Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.

2. Tác phẩm

Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten được trích từ chương 2, phần thứ 2 từ công trình nghiên cứu La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.

II. Hướng dẫn soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten Ngữ văn 9

1. Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Bố cục của tác phẩm
  • Đoạn 1: Từ đầu tới “tốt bụng như thế”
  • Nội dung: Nói về hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
  • Đoạn 2: Còn lại
  • Nội dung: Nói về hình tượng con sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten
Nên Xem:  Nghị luận về lòng kiên trì, bài văn NLXH về kiên trì nhẫn nại vượt khó hay nhất

Trong cả hai hai phần, tác giả đều dẫn những dòng về phân tích đặc điểm của hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông, cách nghị luận trong hai phần có sự tương đối giống nhau, bắt đầu từ cách nghị luận của La-phông-ten, Buy – Phông, cuối cùng quay lại của La – phông – ten. Đoạn 1 tác giả dùng một đoạn thơ của La – phông – ten làm dẫn chứng cụ thể, đoạn 2 đi sâu hơn vào phân tích đặc điểm đối tượng.

2. Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Nhà khoa học Buy – Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào những quan điểm khách quan của một nhà khoa học về đặc tính của từng loài.
  • Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài sói vì chúng không thuộc những đặc tính cơ bản trong giống loài của chúng.

3. Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 2

  • Để xây dựng hình tượng con cừu trong tác phẩm này, nhà thơ La – phông – ten đã lựa chọn khía cạnh chân thực về đặc điểm hiền lành, nhút nhát đó là một khía cạnh chân thực của loài vật này. Đồng thời, tác giả đã nhân hóa con cừu, làm cho nó có tính cách đặc điểm của con người, ông đã nhân cách hóa nó để làm nổi bật sự ngây thơ, mềm yếu.

4. Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Hình ảnh chó sói trong tác phẩm của La – phông – ten được xây dựng với hình ảnh vừa đáng cười vừa đáng ghét

  • Đáng cười trong dáng vẻ đói meo, ốm yếu, gây giơ xương vì không thể kiếm được mồi
  • Đáng ghét khi tìm đủ mọi cách, đủ mọi lời buộc tội để ăn thịt cừu non, che dấu tâm địa xấu xa của mình bằng những lời buộc tội hòng kiếm cớ bắt tội chú cừu tội nghiệp.
Nên Xem:  Hướng dẫn soạn văn Mấy ý nghĩ về thơ của tác giả Nguyễn Đình Thi

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!