Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Soạn bài Khởi ngữ – lớp 9

Soạn bài Khởi ngữ – lớp 9

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ tuy là một thành phần câu nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng lớn trong việc biểu đạt nội dung. Tuy nhiên không phải có quá nhiều người biết và nắm chắc được cách sử dụng khởi ngữ sao cho thuần thục. Vì vậy việc phải nắm bắt, trau dồi kiến thức về lĩnh vực này là điều căn bản người học môn ngữ văn cần đạt được. Bởi thế trong chương trình ngữ văn 9 tập 2 lần này chúng ta cùng làm quen với bài khởi ngữ. Từ đó biết rút ra bài học, kinh nghiệm để có thể áp dụng vào đời sống cũng như học tập một cách hiệu quả nhất. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Khởi ngữ lớp  9.

SOẠN BÀI KHỞI NGỮ LỚP 9.

I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

Câu 1 trang 7 SGK ngữ văn 9 tập 2:

  • Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ
  • Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

Câu 2 trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Các từ in đậm nói trên là khởi ngữ. Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như “về, đối với”

Nên Xem:  Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

II. Luyện tập bài Khởi ngữ

Câu 1 trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Các khởi ngữ:

a) điều này

b) đối với chúng mình

c) một mình

d) làm khí tượng

Câu 2 trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Cụm từ “làm bài” trong câu (a), từ “hiểu, giải” trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu

Viết lại câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành ngữ khởi ngữ (có thế thêm trợ từ thì)

  • Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
  • Hiểu thì tôi hiểu, nhưng giải thì tôi chưa giải được

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!