Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình

Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình

Hướng dẫn

Truyện ngắn Đời thừa được coi là một trong những tác phẩm thể hiện tuyên ngôn rõ nhất của nhà văn Nam Cao về nghệ thuật, một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong truyện: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình“. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến này, hãy trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình…

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu ý kiến: trong xã hội hiện nay, để mang đến lợi ích cho bản thân, thỏa mãn khát khao thể hiện bản thân mà nhiều người không ngại giẫm đạp lên sự bất hạnh của người khác. Bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”.

2. Thân bài

– “Kẻ mạnh” là người có sức mạnh, người chiếm ưu thế hơn trong cuộc sống.

–> “kẻ mạnh” trong câu nói không chỉ mang ý nghĩa về mặt sức lực, vị thế mà còn ẩn dụ cho cách hành xử, thái độ của con người đối với những người xung quanh.

– Câu nói được một mặt phủ định việc ức hiếp, chà đạp người khác để thỏa mãn cho những nhu cầu của bản thân, một mặt khẳng định việc giúp đỡ, người khác mới đích thực là “người mạnh”.

Nên Xem:  Đề thi vào lớp 10 chuyên Văn Nam Định

– Xét trong phạm vi cá nhân cũng vậy, con người dù tài giỏi, năng lực đến đâu cũng sẽ không có ý nghĩa nếu như chỉ biết ích kỉ giẫm đạp lên người khác để phát triển.

– Người mạnh thực sự không chỉ nằm ở yếu tố tự thân mà còn ở cách hành xử với những người xung quanh.

– Với mỗi cá nhân, đó chính là ý thức giúp đỡ, tương trợ để cùng chung sống với những người xung quanh, mà hành động ấy được xuất phát từ tình thương, lòng vị tha.

– Câu nói đã khẳng định sức mạnh thực sự của con người được làm nên từ chính cách hành xử với người khác.

– Để nâng cao giá trị bản thân thì con người cần tôn trọng giá trị của người khác; luôn có ý thức quan tâm, bảo vệ người khác.

3. Kết bài

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” là lời đánh giá đúng đắn trên cơ sở thực tiễn của mối quan hệ giữa con người với con người.

II. Bài tham khảo

Cuộc sống xã hội thực chất là những mối quan hệ giữa con người với con người, trong xã hội ấy để phát triển con người không chỉ cần nỗ lực phát huy những năng lực của bản thân mà còn cần đoàn kết, tương trợ đối với những người xung quanh. Cuộc sống sẽ thực sự ý nghĩa nếu như con người không chỉ biết sống cho mình mà còn biết giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người bất hạnh, yếu thế. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, để mang đến lợi ích cho bản thân, thỏa mãn khát khao thể hiện bản thân mà nhiều người không ngại giẫm đạp lên sự bất hạnh của người khác. Bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”

Nên Xem:  Nghị luận ý kiến:Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn

“Kẻ mạnh” là người có sức mạnh, người chiếm ưu thế hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên trong câu nói “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” thì kẻ mạnh không chỉ mang ý nghĩa về mặt sức lực, vị thế mà còn ẩn dụ cho cách hành xử, thái độ của con người đối với những người xung quanh. Câu nói được thể hiện thông qua hai vế tương hỗ, một mặt phủ định việc ức hiếp, chà đạp người khác để thỏa mãn cho những nhu cầu, sự ích kỉ của bản thân, một mặt khẳng định việc giúp đỡ, tương trợ cho người khác mới đích thực là “người mạnh” đúng nghĩa.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé, lạc hậu nhưng lại có thể chống lại những cường quốc hàng đầu của thế giới như thực dân Pháp và đế quốc Mĩ? Câu hỏi này đã đặt ra vai trò về yếu tố tương trợ, đoàn kết của cộng đồng, xã hội. Sức mạnh của Việt Nam hay bất cứ cộng đồng, quốc gia nào khác trên thế giới không chỉ nhờ phát huy được những yếu tố tự thân mà còn nhờ đến sự tương trợ, đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.

Xét trong phạm vi cá nhân cũng vậy, con người dù tài giỏi, năng lực đến đâu cũng sẽ không được công nhận, không có ý nghĩa nếu như chỉ biết ích kỉ giẫm đạp lên người khác để phát triển. Người mạnh thực sự không chỉ nằm ở yếu tố tự thân mà còn ở cách hành xử với những người xung quanh. Với mỗi cá nhân, đó chính là ý thức giúp đỡ, tương trợ để cùng chung sống với những người xung quanh, mà hành động ấy được xuất phát từ tình thương, lòng vị tha; với mỗi quốc gia lại là hành động tôn trọng, hợp tác để cùng tồn tại, phát triển trên tinh thần hữu nghị quốc tế.

Nên Xem:  Trình bày suy nghĩ về ý kiến Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa

Câu nói “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” đã khẳng định sức mạnh thực sự của con người được làm nên từ chính cách hành xử với người khác, tức là sức mạnh con người cũng như quốc gia, cộng đồng sẽ được đánh giá trong mối quan hệ với cộng đồng, với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

Dù ở đâu, ở bất cứ thời đại nào cách hành xử bạo lực, phi nhân tính cũng là phản nhân văn. Sống trong xã hội hiện đại, khi các giá trị nhân văn cũng như những quy ước quốc tế được đề cao thì càng phải lên án và nỗ lực loại bỏ những hành xử trái đạo lí khi chà đạp lên giá trị của con người.

Câu nói Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” đã mang đến nhiều bài học sâu sắc về cách hành xử giữa con người với con người. Theo đó để nâng cao giá trị bản thân thì con người cần tôn trọng giá trị của người khác; luôn có ý thức quan tâm, bảo vệ người khác vì sống là “cho đi đâu chỉ nhận riêng mình”, đồng thời cũng cần lên án với những hành động phi nhân, trái đạo đức.

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” là lời đánh giá đúng đắn trên cơ sở thực tiễn của mối quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy hãy sống yêu thương, học cách thấu hiểu với con người để cuộc sống của chúng ta thực sự ý nghĩa.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!