Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Bình giảng bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy – Văn mẫu lớp 12

Đê bài: Đò Lèn là những kí ức tuổi thơ của Nguyễn Duy đối với quê hương, với người bà kính yêu của mình. Anh chị hãy bình giảng bài thơ Đò Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy để thấy được những nội dung đặc sắc của bài thơ này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bài thơ Đò lèn

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: Đò Lèn của Nguyễn Duy như một lời tâm sự, một dòng hồi ức đầy thân thương về tuổi thơ của mình, đó là tuổi thơ bên bà

2. Thân bài

– Giá trị của Đò Lèn được gây dựng lên bởi chính kí ức chân thực, tình cảm chân thành của nhà thơ nên nó dễ lay động, gợi sự đồng điệu trong tâm hồn của độc giả.

– Mở đầu bài thơ, tác giả đã bắt đầu bằng những hồi niệm về những kí ức thân thương của tuổi thơ

– tác giả đã sử dụng hai từ “thuở nhỏ” như sự gợi nhắc về tuổi thơ, đó cũng là mốc thời gian cho những hoài niệm đang dạt dào trong tâm hồn.

– khổ thơ thứ hai tác giả tiếp tục vén bức mành kí ức để mở ra trước mắt độc giả hình ảnh một cậu bé hồn nhiên với những trò chơi tuổi thơ.

– Từ nhỏ Nguyễn Duy đã sống với bà, sống dưới sự chăm sóc, yêu thương, che chở của bà nên nhớ về tuổi thơ cũng là nhớ về những tháng ngày bên bà

– Để nuôi lớn đứa cháu thơ, người bà đã phải làm bao công việc vất và, từ mò cua xúc tép. Gánh chè xanh, buôn bán trong những đêm hàn lạnh giá.

– Với sự hồn nhiên của tuổi thơ, tác giả vẫn chưa cảm nhận được sự vất vả của người bà, đây cũng là điều day dứt tác giả cho đến mãi sau này.

Nên Xem:  Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cá kiếm trong truyện “Ông già và biển cả” của nhà văn Hê-minh-uê

– Trong tâm trí nhà thơ, người bà hiền từ, nhân hậu của mình cũng vĩ đại, thiêng liêng như tiên, như phật

– Khi đứa cháu đã nhận thức sâu sắc về tình cảm, nỗi khổ của bà thì người bà đã mãi mãi ra đi.

3. Kết bài

Đò Lèn không chỉ là những kí ức tuổi thơ mà đó còn là hình ảnh của bà, người bà tần tảo giàu yêu thương đã thắp lên ngọn lửa yêu thương ấm áp bên trong tâm hồn của người cháu nhỏ.

Bài liên quan đến bài thơ Đò Lèn:

>>Phân tích bài thơ Đò Lèn của tác giả Nguyễn Duy để thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng, cảm động

>>Phân tích bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

II. Bài tham khảo

Đò Lèn của Nguyễn Duy như một lời tâm sự, một dòng hồi ức đầy thân thương về tuổi thơ của mình, đó là tuổi thơ bên bà. Trong bài thơ ta bắt gặp một Nguyễn Duy như đang mải miết tìm về những tình cảm sâu nặng, về một Đò Lèn trong kí ức.

Giá trị của Đò Lèn được gây dựng lên bởi chính kí ức chân thực, tình cảm chân thành của nhà thơ nên nó dễ lay động, gợi sự đồng điệu trong tâm hồn của độc giả. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bắt đầu bằng những hồi niệm về những kí ức thân thương của tuổi thơ:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành đai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng hai từ “thuở nhỏ” như sự gợi nhắc về tuổi thơ, đó cũng là mốc thời gian cho những hoài niệm đang dạt dào trong tâm hồn. Những trò chơi quen thuộc cũng theo đó được liệt kê liên tiếp như chính sự khắc khoải, trào dâng của cảm xúc “câu cá”, “níu váy bà đi chợ”, “bắt chim sẻ”, “ăn trộm nhãn”….

Nên Xem:  Phân tích ý nghĩa nhan đề bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

“Thuở nhỏ tôi lên chơi đền cây thị

Chân đất đi đêm xem lễ đền sòng

Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

Qua đến khổ thơ thứ hai tác giả tiếp tục vén bức mành kí ức để mở ra trước mắt độc giả hình ảnh một cậu bé hồn nhiên với những trò chơi tuổi thơ. Cậu bé ấy cũng đã từng lên chơi đền cây thị, xem lễ đền Sòng với đôi chân đất của con nhà nghèo hay đi xem lễ hội đền sòng. Có thể thấy trong tuổi thơ của câu bé ấy thế giới tâm linh dân gian luôn in đậm, nó được thể hiện trong những những cảm nhận chân thực đến ám ảnh về mùi huệ trắng và khói trầm.

Từ nhỏ Nguyễn Duy đã sống với bà, sống dưới sự chăm sóc, yêu thương, che chở của bà nên nhớ về tuổi thơ cũng là nhớ về những tháng ngày bên bà:

“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

Bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan

Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập những đêm hàn”

Để nuôi lớn đứa cháu thơ, người bà đã phải làm bao công việc vất và, từ mò cua xúc tép. Gánh chè xanh, buôn bán trong những đêm hàn lạnh giá. Bà không ngại cực khổ chỉ mong đứa cháu được khôn lớn thành người, bởi bà không chỉ phải thực hiện trách nhiệm của mình mà còn phải đóng vai trò của người bố, người mẹ. Tuy nhiên khi ấy, trong sự hồn nhiên của tuổi thơ, tác giả vẫn chưa cảm nhận được sự vất vả của người bà, đây cũng là điều day dứt tác giả cho đến mãi sau này.

Nên Xem:  Bình luận ý kiến: Cuộc sống trong ngôn từ lâu dài hơn chính bản thân đời người

Trong tâm trí nhà thơ, người bà hiền từ, nhân hậu của mình cũng vĩ đại, thiêng liêng như tiên, như phật:

“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư- thực

Giữa và tôi và tiên, Phật, thánh, thần”

Trong không khí mưa bom bão đạn, quê hương làng xóm bị tàn phá, ngôi nhà của hai bà cháu cũng bay theo bom MĨ. Tuy nhiên cái dữ dội, mất mát của chiến tranh cũng chỉ có thể tàn phá vật chất nhưng không thể quật ngã tinh thần của người bà gầy yếu ấy. Bởi trong bất kì hoàn cảnh nào bà vẫn kiên cường chống đỡ để làm chỗ dựa cho đứa cháu của mình “bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”.

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

khi tôi biết thương bà đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”.

Khi đứa cháu đã nhận thức sâu sắc về tình cảm, nỗi khổ của bà thì người bà đã mãi mãi ra đi. Sự nuối tiếc day dứt của người cháu mang đến bao xúc động cho tâm hồn độc giả, bởi chính những kí ức thân thương bên bà ấy đã chạm đến những tình cảm chân thành nhất của mỗi người dành cho bà của mình.

Đò Lèn không chỉ là những kí ức tuổi thơ mà đó còn là hình ảnh của bà, người bà tần tảo giàu yêu thương đã thắp lên ngọn lửa yêu thương ấm áp bên trong tâm hồn của người cháu nhỏ.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!