Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Dàn ý chi tiết Thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý chi tiết Thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9 chi tiết đầy đủ

“Mười bảy hay là mười tám đây

Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.

Mỏng dày từng ấy, chành ba góc

Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay.”

(Vịnh – Cái quạt II – Hồ Xuân Hương)

Những câu thơ giản dị dễ hiểu trong bài vịnh của nữ sĩ Hồ Xuân Hương chắc hẳn đã gợi ra trong tâm trí mỗi người chúng ta hình ảnh cây quạt giấy với gần 20 nan quạt dài, lớp giấy mỏng bọc lấy, xòe ra gấp vào, mang từng cơn gió mát đến. Bài vịnh của nữ thi sĩ đã cho chúng ta thấy, rằng quạt giấy từ lâu đã xuất hiện ở trong thi ca, văn chương. Và chẳng quá ngạc nhiên khi chiếc quạt giấy nhỏ bé đơn sơ ấy vẫn còn là đề bài quen thuộc trong các bài thơ, bài văn của học sinh. Những bài văn miêu tả có lẽ chẳng còn là khó với những bạn học sinh lớp 9 – người đã được làm quen với dạng văn này rất nhiều năm. Nhưng là văn thuyết minh thì sao? Chắc chắn sẽ có người thấy dễ, có người không bởi văn miêu tả chỉ cần tả khái quát, còn văn thuyết minh lại bề bộn rất nhiều thứ cần trình bày. Vì vậy nên hiện tượng viết thiếu ý rất hay xảy ra nếu không lập dàn ý trước khi viết. Biết được thói quen không hay lập dàn ý của học sinh, chúng tôi đã đưa ra một dàn ý chi tiết cho đề bài Thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9, nhằm giúp các em khắc phục được lỗi bỏ sót ý của mình, đồng thời viết cũng mạch lạc thống nhất hơn.

Dàn ý thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9 chi tiết

I, MỞ BÀI

– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây quạt giấy.

Ví dụ

Mở bài số 1: Hè đến mang theo những ánh nắng chói chang gay gắt. Một buổi trưa hè với tiếng ve kêu râm ran, không có một chút gió nào thì khó có thể nào ngủ được, nhất là những trưa mất điện. Nhưng chúng ta vẫn chợp mắt yên tĩnh bởi chiếc quạt giấy mỏng – một vật dụng vô cùng quen thuộc, đã mang đến những cơn gió mát nhân tạo, phe phẩy giữa trưa hè.

Mở bài số 2: Xin chào tất cả các bạn, hẳn các bạn đang rất tò mò người vừa chào các bạn là ai đúng không? Chúng tôi rất quen thuộc với các bạn, chúng tôi xuất hiện trong cuộc sống thường nhật, trong những bài múa, bài hát; trong những ngôi nhà… Chúng tôi mang đến những cơn gió mát, tô điểm cho vẻ đẹp của nhiều người chụp ảnh… Hẳn là các bạn đã đoán được chúng tôi là ai rồi nhỉ? Đúng vậy, chúng tôi chính là những chiếc quạt giấy đấy. Để chúng tôi kể cho các bạn nghe về đại gia đình quạt giấy nhà chúng tôi nhé.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của quạt giấy

  • – Cây quạt giấy xuất phát từ phương Đông. Nếu nói về nguồn gốc của cây quạt này, có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Trong đó nổi trội nhất là câu chuyện về sự ra đời của hai chếc quạt cỏ – chiếc quạt tổ tiên của quạt giấy do Nữ Oa và thời vua Hán Vũ Đế.
  • – Qua thời gian thì chiếc quạt cỏ đã được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: giấy, lụa, vải… với nhiều hình dạng khác nhau và được nhiều người ưa chuộng.
  • – Phải đến thời Bắc Tống thì chiếc quạt xếp – tương tự như quạt giấy ngày nay mới xuất hiện. Đến thời Nam Tống thì loại quạt giấy này lại được sản xuất với số lượng lớn.
Nên Xem:  Thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về bảo vệ môi trường

=> Như vậy, chiếc quạt đã có từ rất lâu đời, nhưng chiếc quạt giấy thì phải một thời gian sau đó, trở thành vật dụng hữu ích quen thuộc cho đến tận ngày nay.

* Hình dáng và các bộ phận của quạt giấy

  • – Nguyên liệu: Như tên gọi thì chiếc quạt này được làm chủ yếu là từ giấy với nan tre, nan trúc….
  • – Nan quạt: Hay còn gọi là nhài quạt. Là các thanh gỗ hình chữ nhật dẹt, không quá cứng hay dày nhưng đủ cứng cáp. Những thanh gỗ này được xếp lại và cố định ở phần cuối bằng một chiếc đinh nhỏ chắc chắc để chúng có thể xòe ra được ở phần đầu.
  • – Phần giấy phía trên của quạt thường được cắt thành nửa đường tròn cong cong. Hai lớp giấy sẽ dán lại với nhau, ở giữa hai lớp là các thanh nan quạt được cố định lại bằng keo hoặc chỉ.
  • – Chiếc quạt giấy có thể gấp gọn lại thành một thỏi dày và có thể xòe ra khi cần dùng tới.
  • – Kích thước của quạt giấy: Rất đa dạng, có thể nhỏ nhỏ vừa tay người cầm, có thể rất lớn, thường được treo trên tường để trang trí hoặc hai ba người quạt trong nhà quý tộc xưa.

* Công dụng của quạt giấy

  • – Như nhiều chiếc quạt khác, công dụng đầu tiên của quạt giấy chính là tạo ra những cơn gió mát.
  • – Thời xưa, với những văn nhân tài tử thì quạt giấy được họa lên những bức tranh hay là bài thơ, là vật cần có và yêu thích, thể hiện nét thư sinh, văn chương của mình. Còn với những tiểu thư đài các thì chiếc quạt là thứ vô cùng cần thiết khi ra ngoài hay khi gặp mặt nam nhân khác. Chiếc quạt có tác dụng che đi phần nào khuôn mặt của họ, che đi nét ngượng ngùng cũng như không để người khác sỗ sàng nhìn chằm chằm vào mặt.
  • – Quạt giấy còn là vật trang trí nhà cửa, là đồ vật văn hóa của nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc…
  • * Cách sử dụng và bảo quản quạt giấy
  • – Cách sử dụng: Chỉ cần xòe rộng quạt ra và phe phẩy lên xuống là ta sẽ cảm nhận được những cơn gió mạt mà quạt mang đến.
  • – Bảo quản: Vì quạt giấy khá dễ rách, dễ hỏng nên chúng ta cần cẩn thận trong lúc sử dụng. Không nên tác dụng quá nhiều lực hay giằng co với người khác.
Nên Xem:  Thuyết minh về cái quạt giấy, bài văn mẫu về chiếc quạt giấy Việt Nam lớp 9

III, KẾT BÀI

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh và ý nghĩa của cây quạt giấy.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!