Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Dàn ý Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

Dàn ý Thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình lớp 9 chi tiết đầy đủ

Cuộc sống của mỗi chúng ta không thể nào thiếu được một số vật dụng cần thiết và quen thuộc. Đôi khi chúng ta cứ ngỡ rằng có hay không có nó cũng được. Nhưng khi thực sự không có vật dụng ấy, ta sẽ thấy được tầm quan trọng vô cùng của nó. Nếu không có những chiếc bát, hạt cơm trắng thơm ngọt dẻo bùi sẽ đựng ở đâu? Nếu không có những chiếc giường êm ái thì ta sẽ ngủ như thế nào? Nếu không có những chiếc gương thì ta có thể nhìn thấy mình và chỉn chu trước khi ra ngoài hay không?… Bởi vậy nên nếu gặp đề bài yêu cầu thuyết minh về một vật dụng, đặc biệt là vật dụng trong gia đình thì học sinh sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để viết. Nhưng nếu chọn không hợp lý thì sẽ rất khó có ý để viết được hay. Chính vì thế nên tôi đã quyết định đưa ra một dàn ý chi tiết thuyết minh về một vật dụng trong gia đình, đó là về cái bàn. Từ dàn ý đó, các em có thể hiểu rõ nên chọn đồ vật nào và nên viết ý ra sao cho hay và logic nhé.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về đồ dùng trong gia đình lớp 9 (Cái bàn)

I, MỞ BÀI

– Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào mỗi học sinh, tuy nhiên cả hai kiểu mở bài này đều cần phải dẫn dắt đến được yêu cầu của đề bài: Thuyết minh về đồ dùng trong gia đình (Cái bàn).

Ví dụ

Mở bài số 1: Trong gia đình em có rất nhiều đồ dùng đa dạng khác nhau: nào căn bếp với những giá bát ngay ngắn, nào phòng khách với những bức tranh sinh động… Nhưng trong tất cả, chiếc bàn vẫn là quan trọng nhất bởi đó là nơi gia đình quây quần bên nhau.

Nên Xem:  Một kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ em

Mở bài số 2: Nếu được hỏi rằng đồ dùng nào trong gia đình có ý nghĩa nhất với bạn, có lẽ với người này sẽ là những chiếc bát đôi đũa. Có lẽ với người kia là chiếc ti vi hiện đại hay tủ lạnh. Nhưng với tôi và có lẽ là với nhiều bạn khác, đó lại là chiếc bàn trong gia đình.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của đồ dùng đó (Cái bàn)

  • Theo dòng chảy của lịch sử thời gian trở về thì chiếc bàn đã có từ xa xưa. Một trong những cái bàn đầu tiên là của người Ai Cập. Thực ra nó không giống như cái bàn ngày nay mà phần diện tích bề mặt để để đồ vật khá nhỏ. Phần chân bàn cũng chỉ là một hình trụ lớn được chạm khắc khá tỉ mỉ bởi chiếc bàn này được làm từ đá.
  • Theo thời gian thì sau này người La Mã, Hy Lạp được chế tác từ gỗ hay kim loại, và chúng cũng thay đổi dần hình dáng, mặt bàn cũng rộng hơn ra rất nhiều, được đỡ bởi bốn chân bàn như chiếc bàn ngày nay. Không chỉ vậy, người Trung Hoa xưa cũng đã chế tạo ra chiếc bàn từ lâu để viết hoặc vẽ.

=> Như vậy, chiếc bàn đã xuất hiện từ khá lâu đời, trở thành một vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.

* Hình dáng và các bộ phận của đồ dùng (Cái bàn)

  • Mặt bàn: Mặt bàn luôn luôn là một mặt phẳng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, kim loại.. và song song mới mặt đất để khi đặt đồ vật lên được cân bằng. Mặt bàn có rất nhiều kiểu khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình elip… Người ta sẽ thường cắt một tấm kính lớn và dày để lên trên mặt bàn gỗ.
  • Chân bàn: Đây là phần có tác dụng chống đỡ mặt bàn. Chân bàn được làm từ cùng một chất liệu với mặt bàn, thường có hình trụ hoặc hình cột. Chân bàn cũng có rất nhiều loại. Thường thấy là loại 4 chân ở 4 góc bàn, ngoài ra cũng có loại 3 chân với bàn hình tròn hay một chân lớn ở giữa bàn.
  • Ngăn kéo (nếu có): Đây là phụ kiện đi kèm ở một số loại bàn như bàn làm việc, bàn học… Ngăn kéo là một khối hộp rỗng ruột có thể kéo ra vào, tài liệu sách vở được để bên trong. Một số ngăn kéo còn có khoá.
  • Ngăn dưới gầm bàn: Có thể nói đây là mặt bàn thứ 2 phía dưới gầm bàn, thường được dùng để đặt cốc chén, ấm nước…
Nên Xem:  Dàn ý thuyết minh về cây chuối, dàn bài cây chuối chi tiết

* Phân loại bàn trong gia đình

  • Bàn ngủ: Đây là loại bàn nhỏ để bên đầu giường. Trên bàn thường dùng để đèn ngủ, đồng hồ báo thức, điện thoại để dễ với, dễ lấy.
  • Bàn ăn: Đây là loại bàn phổ biến trong mỗi gia đình. Chiếc bàn này thường có hình chữ nhật hoặc hình tròn, bên trên là một tấm kính dày để có thể dễ dàng lau mặt bàn hơn. Tuỳ theo số người trong gia đình mà chiếc bàn có số ghế tương ứng và độ lớn phù hợp.
  • Bàn cà phê (Bàn tiếp khách): Loại bàn này có hình chữ nhật, thường khá thấp vì đi liền với sofa. Ở phía dưới mặt bàn, gần sát mặt đất sẽ có một chỗ để một số vật dụng như ly nước, bình nước… được gọi là gầm bàn. Có khá nhiều kiểu dáng, màu sắc cũng như là làm từ nhiều vật liệu khác nhau để người mua chọn lựa.
  • Bàn làm việc: Bàn có hình chữ nhật, khá rộng. Ở phía dưới còn có các ngăn kéo để tài liệu và một khoảng trống để chân.
  • Bàn học: Giống như bàn làm việc nhưng có thêm phần giá sách đi kèm và thường được để sát tường.

* Công dụng của đồ dùng đó (Cái bàn): Tuỳ theo loại bàn khác nhau mà có công dụng khác nhau. Có thể nói chiếc bàn trong gia đình có khá nhiều công dụng và linh hoạt, thường được dùng để để đồ vật hoặc để viết, vẽ…

Nên Xem:  Bài văn Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” hay

* Cách dùng và bảo quản đồ dùng (Cái bàn)

  • Thực ra chẳng cần phải nói đến cách dùng thì ai cũng biết nên dùng chiếc bàn như thế nào rồi bởi nó đã quá quen thuộc trong đời sống của mỗi chúng ta.
  • Để bảo quản được bàn luôn mới, cần lau sạch thường xuyên, không nên để bàn trong tình trạng bừa bộn hay quá bẩn.

III, KẾT BÀI

– Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về đồ dùng trong gia đình đó, về công dụng và tầm quan trọng của nó.

Ví dụ: Một chiếc bàn nhỏ nhưng công dụng lại chẳng hề nhỏ. Một chiếc bàn, không chỉ để đồ vật mà còn là nơi gia đình vui vẻ sum vầy trò chuyện với nhau. Thật hạnh phúc biết bao.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!