Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa

Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa

Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa

Hướng dẫn

Đề bài:Cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ gợi cho em nhiều suy nghĩ nhất trong tác phẩm vợ chồng a phủ, vợ nhặt, một người hà nội và chiếc thuyền ngoài xa.

Mở bài Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa

Văn học luôn ca ngợi cái đẹp, đặc biệt là vẻ đẹp của những người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy đã là đề tài tiêu biểu xuyên suốt cho văn học của nhiều giai đoạn khác nhau. Hình tượng người phụ nữ trong “Vợ chồng A Phủ”, “Vợ nhặt”, “Một người Hà Nội” và “Chiếc thuyền ngoài xa” là hình tượng tiêu biểu nhất của người phụ nữ, ỏ họ có những vẻ đẹp khác nhau nhưng có điểm chung chính là đều là những vẻ đẹp tiểu biểu cho người phụ nữ của dân tộc, những vẻ đẹp đáng ca ngợi và trân trọng.

Thân bài Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ,Vợ nhặt,Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa

Tô Hoài đã thực sự thành công trong “Vợ chồng A Phủ” với nhân vật Mị. Mị trẻ trung, hát hay thổi sáo giỏi, chăm chỉ cuốc nương làm ngô nhưng cô bị bắt gán nợ vào nhà thống lí Pá Tra. Từ đấy cô sống cuộc đời khổ cực, làm việc quần quật quanh năm suốt tháng “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “Mị tưởng mình như à con trâu, mình cũng là con ngựa”. Những ý thức phản kháng cuả Mị cũng ngày một ngày bị tê liệt dần với hoàn cảnh sống mà không có ý thức về thời gian, sống không có gì để chờ mong. Tưởng như cuộc đời Mỵ sẽ chôn vùi như thế mãi mãi, nhưng không sự xuất hiện của A Phủ đã như một ngọn lửa thổi bùng lên trong Mị những ý thức sống mãnh liệt. Hành động Mị giải thoát cho A Phú chứng tỏ rõ điều ấy. Trong Mị luôn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cuộc sống gian khổ và những trận đòn roi nhà thống lý Pá Tra tưởng rằng sẽ dập tắt đi được nhưng không hề, ngược lại nó còn tồn tại bền bỉ và mãnh liệt hơn với thời gian.

Trận đói năm 1945 chắc chắn rằng là lúc những con người khốn khổ và khó khăn nhất. “ Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Đó là những gì mà tác giả Kim Lân đã viết trong Vợ nhặt. Và đúng như tên tác phẩm, nội dung của tác phẩm kể về chuyện anh Tràng một hôm trong cơn đó đã “nhặt” được vợ về chỉ với bốn bát bánh đúc. Người vợ ấy là Thị, người mà trước khi làm vợ chàng thì có vẻ cong cớn lắm nhưng khi về làm dâu nhà bà lão mẹ Tràng lại là một người dâu hiền, cư xử khép nép, tế nhị. “Nàng dâu mới” là sự bất ngờ với bà lão, với người dân trong xóm và chính cả Tràng nữa. Thị xuất hiện và theo về làm vợ chàng như thổi vào xóm nghèo một luồng sinh khí khác, “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ.” và Tràng cũng “có vẻ gì phớn phở khác thường… tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.” Thị không một lời ca thán về hoàn cảnh nghèo đói, Thị cảm thông và chia sẻ những khó khăn với bà lão, với Tràng trong những ngày đói khổ nhất.

Còn vẻ đẹp của người phụ nữ trong “Một người Hà Nội” là vẻ đẹp hiện đại hơn, vẻ đẹp ở phẩm chất con người. Bà Hiền- Nhân vật chính được kể trong tác phẩm.Vẻ đẹp để lại nhiều ấn tượng nhất của bà là vẻ đẹp của một nhân cách sống cao thượng, vẻ đẹp của con người Hà Nội luôn coi lòng tự trọng là thước đo phẩm giá của mình.Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua câu chuyện của bà về hai người con đi bộ đội. Khi anh Dũng xin đi bộ đội vào Nam chiến đấu, bà nói với nhân vật “tôi”: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến lượt thằng con thứ hai lên đường bà cũng nói “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Bà muốn sự công bằng như bao bà mẹ khác “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”.Bất kì người mẹ nào cũng yêu thương con, cũng muốn con mình được sống tốt nhưng bà Hiền lại khác, cách bà thương con thật đặc biệt, bà thương con qua những lời dạy, những hành động giáo dục con nên người. Lòng tự trọng không cho phép con bà sống hèn nhát, ích kỷ. Ở đây bà còn hiện lên vẻ đẹp của người mẹ thời chiến có ý thức trách nhiệm với đất nước với dân tộc, biết sẻ chia trước đau thương mất mát của biết bao người mẹ khác. Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. Ở bà Hiền, lòng tự trọng của cá nhân đã hòa vào lòng tự trọng của dân tộc.

Nên Xem:  Phân tích thái độ của người vợ nhặt khi đứng trước ngôi nhà của Tràng

Và hơn tất cả, vẻ đẹp của người phụ nữ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là đem đến nhiều ấn tượng nhất. Một người đàn bà làng chài, không được gọi tên cụ thể bởi vì những phẩm chất của người đàn bà được nói đến trong “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là phẩm chất chung của những người đàn bà làng chài, thủy chung, cam chịu, kiên cường vì chồng con. Chị mang thân hình quen thuộc của người miền biển, xấu xí, thô kệch, được anh làng chài lấy về. Cuộc sống lam lũ, vất vả, nghèo đói bao trùm có những ngày gia đình chị phải ăn xương rồng chấm muối. Vật chất đói khổ như thế nhưng về tinh thần, tình cảm chị còn khổ sở hơn nhiều lần. Ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày một trận lớn. Những trận đòn, lời chửi rủa của chồng chị thật cay nghiệt “Mày chết đi cho ông nhờ” Sự đau khổ cả về vật chất và tinh thần. Khó nhọc như thế nhưng chị vẫn chịu đựng. không chống trả, không trốn chạy. Ngay cả khi chánh án gợi ý li hôn, chị nhất định không chịu, nhận hết mọi trách nhiệm về mình. Dường như ta thấy chị thật ngu dốt, khổ như thế thì sống làm cái gì? Nhưng nhìn sâu hơn vào, ta mới hiểu. Dù thất học nhưng chị hiểu lẽ đời, thấu hiểu được sự vất vả của chồng. Hơn tất cả, chị biết chiếc thuyền này cần có bàn tay của người đàn ông chèo chống. Đẻ có thể lo cho cuộc sống của cả gia đình là không hề dễ dang. Chính những áp lực đã dồn thành những trận đòn roi. Nhận vì mình đẻ nhiều nên mới cực khổ, nên chị cam chịu, niềm tin của chị là được nhìn các con vui vẻ, ăn no mặc ấm. Đây là tấm lòng đáng quý của người mẹ.

Nên Xem:  Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

Kết luận Hình tượng người phụ nữ trong Vợ chồng A Phủ,Vợ nhặt,Một người Hà Nội và Chiếc thuyền ngoài xa

Bốn tác phẩm văn học viết vào những thời điểm lịch sử khác nhau, bởi các ngòi bút khác nhau nhưng đều hướng tới vẻ đẹp của người phụ nữ. Đối với vẻ đẹp ấy không chỉ là thái độ ca ngợi trân trọng mà còn có cả sự cảm thông chia sẻ với những số phận vẻ đẹp. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn như vậy: Có sức sống mạnh mẽ, lòng tự trọng cao cả, yêu thương chồng, thủy chung son sắt, mang trong mình tấm lòng bao la của một người mẹ hết mực yêu thương con.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!