Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

Nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

Nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội” của Nguyễn Khải để thấy được nét đẹp của con người Hà Nội

Mở bài Nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội”

Nhân vật bà Hiền trong tác phẩm nói lên phần nào nét đẹp trong tính cách và con người Hà Nội, mà không phải bất cứ ai trong cái xã hội này còn giữ được, bà đẹp cả về hình thức, lẫn tâm hồn, từ dáng đi, trang phục, đến tính cách, giọng điệu mà chỉ có người Hà Nội xưa mới có thể lưu giữ được, bà giống như một “di tích lịch sử sống về kho tàng văn hóa Việt Nam”.

Thân bài: Phân tích Nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội”

Đầu tiên là về tính cách nhân vật bà Hiền: Thời son trẻ, bà giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu, nghệ sĩ văn nhân, nhưng khi phải làm vợ làm mẹ, bà lại “chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”.

Bà quyết định chấm dứt sinh đẻ (bà sinh năm đứa con, đến đứa con gái út, bà nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”

Việc bà dạy bảo con cháu từ những chuyện nhỏ đến việc lớn như quan niệm sống, cách sống, cô luôn dạy bảo và yêu cầu các con, cháu: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”, “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ…” thể hiện rõ cách sống của một người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.

Nên Xem:  Chứng minh tính chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Không gian sống của bà cũng như gia đình mang đậm nét kiến trúc và phong cách sống của người Hà Thành: Nhà của bà rộng rãi, “tọa lạc ngay tại một đường phố lớn”, phòng khách bày biện, trang hoàng nền nã, cổ kính: một cái bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không thay đổi, một bộ xa lông gụ “cái khánh, cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một lọ men Thuý hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây và mấy thứ bình lọ màu men thường nhưng có dáng lạ.”

Ngay đến trang phục cũng được bà chuẩn bị và cân đo đong đếm kĩ lưỡng:Lúc cần, đã biết rũ bỏ “đồng phục” để hoá thân thành những con người khác, đáng để cho những kẻ yêu cái đẹp ngắm nhìn: “bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển”.

Hoặc tác giả đã miêu tả: “mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”

Đời sống sinh hoạt: Cái ăn cũng không giống số đông. Nhân vật người cháu kể rằng: bàn ăn của nhà bà Hiền trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, từng người ngồi đúng chỗ quy định….

Gia đình bà Hiền thỉnh thoảng tổ chức một cuộc họp mặt thân mật gồm những bạn văn chương, trí thức để chia sẻ buồn vui, nỗi niềm trước cuộc đời.

Trong quan hệ với đời sống xã hội:Trong thời kì miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi nghe chồng có ý định mở hiệu in, bà không đồng ý vì: “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ tất phải có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?”.

Mặc dù có “bộ mặt rất tư sản, cách sống rất tư sản”, nhưng bà Hiền không phải học tập, cải tạo vì bà “không bóc lột ai cả”. Bà Hiền cho người giúp việc về quê lao động, mở cửa hàng bán đồ lưu niệm và tự tay làm ra sản phẩm. Tác giả có nhận xét là “hoa làm rất đẹp, bán rất đắt”, nhưng “chỉ có một mình cô làm, các em thì chạy mua vật liệu”.

Nên Xem:  Phân tích những triết lí về cuộc đời và ý nghĩa thời đại trong vở kịch Hồn Trương Ba – da hàng thịt

Trước tình hình xã hội miền Bắc bước vào hàn gắn vết thương chiến tranh sau kháng chiến chống Pháp, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhiều bề bộn, nhiều bất cập, bà nhận xét: “Vui hơn nhiều, nói cũng hơi nhiều…chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá…”.

Thái độ ứng xử nhằm “thích ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng và táo bạo: “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn.”

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ:Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ, trước việc người con lớn xin tình nguyện tòng quân, khi người cháu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”, bà đã nói ra một sự thật: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.”

Người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà cũng có một cách ứng xử của một người mẹ hiểu rõ tâm tư thế hệ con cháu: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.

Trong quan hệ với môi trường tự nhiên: Để đón ngày Tết, bà sắp xếp lại phòng khách và rất tỉ mỉ “lau đánh một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng chân cũng đều bịt thật đẹp”. Bà đang chuẩn bị đón chào tân xuân theo một nhã thú rất phổ biến hình thành từ xa xưa truyền đến ngày nay chỉ riêng người Hà Nội mới có.

Nghe những lời bình luận của người cháu về người Hà Nội hiện nay, bà Hiền “không bình luận một lời nào”, chỉ lẳng lặng nói về những dự cảm của mình, về câu chuyện cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn. Bà nhận xét: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”; đồng thời bà cũng đã bộc lộ một niềm tin vào Hà Nội, vì theo bà thì thời nào Hà Nội “cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mọi lứa tuổi”.

Nên Xem:  Phân tích bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Không thuộc kiểu người xuất chúng, bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng rất đậm cốt cách Hà Nội. Phẩm chất bền vững thuộc về đạo lí làm người muôn đời chính là cơ sở giúp bà Hiền có thể sống tốt, sống đẹp ở mọi thời, trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội, dù thời cuộc có lúc thăng trầm

Đặt vào bối cảnh đầy biến động của lịch sử, người phụ nữ ấy vẫn giữ nếp nhà, giữ vẹn cốt cách người Hà Nội. Cùng với thời gian, sự lịch lãm Hà Thành dường như là tích tụ tinh hoa nơi con người này.

Hình tượng bà Hiền được xây dựng lên như để chứng minh có một tinh thần Hà Nội, một linh hồn Hà Nội thực sự đã và đang tồn tại, để lại dấu ấn đậm nét trong những người con của nó.

Kết luận Nhân vật bà Hiền trong “một người Hà Nội”

Một người Hà Nội rất gần với tùy bút, không có độ căng của những sự kiện, biến cố mà chủ yếu hấp dẫn người đọc bởi mạch cảm xúc, dòng suy tưởng của cái tôi tác giả. Giọng điệu trần thuật rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Xây dựng nhân vật: tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” với các nhân vật khác cũng là cách để khám phá, phát hiện tính cách các nhân vật ; ngôn ngữ các nhân vật cũng góp phần khắc họa sâu sắc tính cách của từng người; khám phá con người từ góc nhìn văn hóa, nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và tiếp nối thế hệ.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!