Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao

Phân tích chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao

Phân tích chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao

Hướng dẫn

Truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao đã hướng đến khám phám phá bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Bi kịch sống thừa được thể hiện trọn vẹn thông qua nhân vật Hộ. Anh chị hãy phân tích chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao.

I. Dàn ý chi tiết cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật Hộ

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Làm nên thành công của “Đời thừa” không chỉ ở nội dung đặc sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế mà còn bởi những chi tiết đắt giá, một trong số đó có chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ.

2. Thân bài

– Chi tiết văn học là những tình tiết có sức chứa lớn về nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng và cảm xúc. Hình tượng nghệ thuật có đặc sắc, điển hình hay không là nhờ vào những tình tiết.

– Chi tiết về tiếng khóc của nhân vật Hộ là một trong những tình tiết đắt giá góp phần bộc lộ tính cách, biến chuyển tâm lí bên trong con người Hộ.

– Nước mắt là biểu hiện cụ thể của tình cảm, khi người ta ơi nước mắt là khi tâm trạng, cảm xúc vừa trải qua biến động nào đó.

–> Giọt nước mắt của Hộ rơi khi vừa trải qua những tấn bi kịch khủng khiếp của cuộc đời mình, đó là bi kịch vỡ mộng văn chương và bi kịch sống thừa.

– Hộ nghiêm túc trong hoạt động sáng tác để tạo ra những tác phẩm văn chương có giá trị nhưng khát khao nghệ thuật của Hộ lại chẳng thể thành hiện thực bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Nên Xem:  Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên

– Là người trí thức giàu hiểu biết nên Hộ là người ý thức sâu sắc hơn ai hết bi kịch của cuộc đời mình, Hộ không hoàn thành được khát vọng của người nghệ sĩ, cũng không thể lo chu toàn cho cuộc sống của vợ con.

–> Cuộc sống của Hộ dần trở nên thừa thãi, vô ích, không ý nghĩa.

– Trong những lúc bế tắc, tuyệt vọng nhất, Hộ đã tìm đến rượu để khuây khỏa những đau khổ, dằn vặt.

– Trong cơn say, Hộ đã đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Khi tỉnh rượu Hộ nhận thức được toàn bộ những hành động và lời nói của mình trong cơn say, hối hận Hộ đã khóc.

=> Giọt nước mắt ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ thể hiện sự hối hận của Hộ đối với Từ, nỗi xót xa cho bản thân Hộ mà chính giọt nước mắt ấy đã thanh lọc cho tâm hồn của Hộ, giúp anh đứng vững trên bờ vực của sự tha hóa.

3. Kết bài

Qua chi tiết giọt nước mắt của Hộ, nhà văn Nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đau đớn, xót xa trong lòng nhân vật Hộ, đồng thời thể hiện sự thức tỉnh về ý thức, nhân tính của Hộ khi bị cuốn vào guồng quay đen tối, bế tắc của cuộc sống.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ

– Tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc đau đớn của người trí thức hiểu biết, khát khao cống hiến cho nghệ thuật nhưng buộc phải sống thừa, một con người đề cao nguyên tắc tình thương nhưng vì quá bế tắc mà phá vỡ đi quy tắc ấy

Đời thừa là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao viết về người trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Tác phẩm là kết quả của quá trình “đào sâu”, tìm tòi không ngừng nghỉ của Nam Cao, qua đó thể hiện sự đồng cảm đối với bi kịch của người nghệ sĩ chân chính nhưng bị gánh nặng cơm áo gạo tiền ghì sát đất. Làm nên thành công của “Đời thừa” không chỉ ở nội dung đặc sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế mà còn bởi những chi tiết đắt giá, một trong số đó có chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ.

Nên Xem:  Phân tích nét đẹp hiện đại và truyền thống được thể hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Chi tiết văn học là những tình tiết có sức chứa lớn về nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng và cảm xúc. Hình tượng nghệ thuật có đặc sắc, điển hình hay không là nhờ vào những tình tiết. Chi tiết về tiếng khóc của nhân vật Hộ là một trong những tình tiết đắt giá góp phần bộc lộ tính cách, biến chuyển tâm lí bên trong con người Hộ, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề mà nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm trong tác phẩm.

Nước mắt là biểu hiện cụ thể của tình cảm, khi người ta ơi nước mắt là khi tâm trạng, cảm xúc vừa trải qua biến động nào đó. Có giọt nước mắt đau khổ, cũng có những giọt nước mắt rơi vì vui sướng, hạnh phúc. Giọt nước mắt của Hộ rơi khi vừa trải qua những tấn bi kịch khủng khiếp của cuộc đời mình, đó là bi kịch vỡ mộng văn chương và bi kịch sống thừa. Hộ có khát vọng sáng tạo chân chính say mê với hoài bão nghệ thuật. Hộ nghiêm túc trong hoạt động sáng tác để tạo ra những tác phẩm văn chương có giá trị nhưng khát khao nghệ thuật của Hộ lại chẳng thể thành hiện thực bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền. Để kiếm tiền mua gạo, để có tiền mua thuốc cho các con Hộ đã phải tạm gác giấc mộng văn chương cao cả để sáng tác ra những tác phẩm tầm thường, không giá trị mà người ta đọc xong rồi lại có thể quên ngay. Bản thân Hộ khi đọc lại cũng cảm thấy xấu hổ, dằn vặt mình.

Là người trí thức giàu hiểu biết nên Hộ là người ý thức sâu sắc hơn ai hết bi kịch của cuộc đời mình, Hộ không hoàn thành được khát vọng của người nghệ sĩ, cũng không thể lo chu toàn cho cuộc sống của vợ con. Cuộc sống của Hộ dần trở nên thừa thãi, vô ích, không ý nghĩa. Để giải thoát cho bi kịch của mình, Hộ có thể thoát li vợ con để tập trung cho nghiệp lớn của mình nhưng nguyên tắc về tình thương đã không cho phép Hộ làm điều đó. Không thể thoát li vợ con, buộc phải sáng tác ra những thứ văn chương không giá trị khiến cho Hộ đau khổ ngấm ngầm. Trong những lúc bế tắc, tuyệt vọng nhất, Hộ đã tìm đến rượu để khuây khỏa những đau khổ, dằn vặt.

Nên Xem:  Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn và hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Hơi rượu không những không thể tháo gỡ được những bi kịch mà còn biến Hộ thành con người khác, vi phạm lẽ sống về tình thương mà bấy lâu nay Hộ vẫn theo đuổi. Trong cơn say, Hộ đã đánh vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Khi tỉnh rượu Hộ nhận thức được toàn bộ những hành động và lời nói của mình trong cơn say, hối hận Hộ đã khóc “ Nước mắt hắn bật ra như một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc…Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”.

Tiếng khóc của Hộ là tiếng khóc đau đớn của người trí thức hiểu biết, có ý thức sâu sắc về sự sống, khát khao cống hiến cho nghệ thuật nhưng buộc phải sống thừa, một con người đề cao nguyên tắc tình thương nhưng vì quá bế tắc mà phá vỡ đi quy tắc ấy. Bao đau khổ, hối hận đã khiến Hộ bật ra riếng khóc, đó là tiếng khóc đã được dồn nén từ rất lâu, thể hiện được sự đau khổ đến tột cùng của người trí thức tiểu tư sản nghèo nhưng có nhân cách. Giọt nước mắt ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ thể hiện sự hối hận của Hộ đối với Từ, nỗi xót xa cho bản thân Hộ mà chính giọt nước mắt ấy đã thanh lọc cho tâm hồn của Hộ, giúp anh đứng vững trên bờ vực của sự tha hóa.

Như vậy, chỉ qua chi tiết giọt nước mắt của Hộ, nhà văn Nam Cao đã lí giải sâu sắc nỗi đau đớn, xót xa trong lòng nhân vật Hộ, đồng thời thể hiện sự thức tỉnh về ý thức, nhân tính của Hộ khi bị cuốn vào guồng quay đen tối, bế tắc của cuộc sống.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!