Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Hướng dẫn

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ “ đã đồng hành cùng sách giáo khoa văn học, chương trình phổ thông hàng nửa thế kỷ nay. Từ sách giáo khoa “Trích giảng văn học”, “Văn học” đến bây giờ là “ Ngữ văn” đoạn văn vẫn nguyên vẹn về cấu trúc cũng như vị trí trong chương trình. Tính giáo khoa của nó hình như chưa làm cho ai phải phân vân bởi thực chất đây là một đoạn văn bản rất có giá trị về nội dung, nghệ thuật, khoa học ngôn ngữ…Trong chương trình sách giáo khoa THCS đổi mới, đoạn văn có thể khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau cả ba phân môn Văn học, Tập làm văn, Tiếng Việt.v.v. nhất là đoạn từ “ người nhà Lý trưởng hình như không dám” đến “ ngã nhào ra thềm”, đoạn kể “chị Dậu đánh nhau với tên Cai lệ”.

Nhà Phê bình văn học Vũ Ngọc Phan cho đây “ là một  đoạn tuyệt khéo”.

Vận dụng những kiến thức chương trình Ngữ văn THCS đổi mới ta thử lý giải.

1.Đoạn văn là một đoạn tự sự, một đoạn kể chuyện đặc sắc.

Đoạn văn mô tả hợp lý, đúng quy luật “ con giun xéo lắm phải quằn”, từ “tức nước” đến “vỡ bờ” là quá trình tất yếu: Các nhân vật được đặt vào tình huống đặc biệt. Hai nhân vật, hai tuyến…Cuộc chiến bất người đã bộc lộ  những hiện thực: Tương quan giữa hai con người, “ người đàn bà lực điền” – “người nhà nước”, hai lực lượng nông dân- công cụ đàn áp của giai cấp phong kiến. Một chân lý cuộc sống ” ở đâu có áp bức, đấy có đấu tranh” được trình bày bằng một màn kịch ngắn hết sức giản dị. Đây là đoạn tự sự có tính tư tưởng cao, phản ánh một phần chủ đề tác phẩm.

Một đoạn văn ngắn có chuyện, chủ đề rõ ràng, có nhân vật chính, nhân vật phụ, có cốt có mâu thuẩn, có thắt nút, mở nút, có cao trào…Chuuyện diễn biến bất ngờ, hấp dẫn…trong một tình huống bất ngờ bản chất của hiện thực được phát lộ cũng thật bất ngờ: Người đàn bà nông dân đã đánh ngã “ người nhà nước” và “ người nhà Lý trưởng”.

“Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố

Các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng linh hoạt. Các nhân vật được khắc hoạ rất đậm nét cả sắc thái tình cảm, thái độ, tư thế …Nhân vật chính, nhân vật phụ đều được miêu tả rất cụ thể trong từng tình huống. Chị Dậu thì “xám mặt”, “đỡ lấy tay”, khi cầu xin; “liều mạng cự lại”,” nghiến chặt hai hàm răng” rồi “ túm lấy cổ  hắn ấn dúi ra cửa” khi “không chịu được”. Nhân vật phụ của vở kịch cũng được đặc tả rất thành công công cụ đàn áp vô lương được miêu tả bằng cơn cuồng nộ của một hung thần với một loạt động thái: “đùng đùng”, “giật phắt”,”sầm sập”, “sấn đến”…Thế nhưng chỉ một cái “duí” của “người đàn bà lực điền” thì hắn “chạy không kịp”, “ngã chỏng quèo”, “miệng nham nhảm thét trói vợ chồng ke thiếu sưu”…Ngoài ra đoạn văn còn một phương tiện biểu cảm khác: dấu câu, đoạn văn sử dụng 5 dấu cảm.

Phép tương phản được sử dụng tài tình. Trong một nhân vật cũng chứa đựng sự tương phản: thái độ chị Dậu ở đầu và cuối màn kịch. Hành động và sức vóc của cai lệ. Hai nhân vật trong màn kịch đối lập tuyệt đối về vị thế xã hội, vị thế trong màn kịch, trong hành động, trong phát ngôn, trong tính cách, trong bản chất…khắc hoạ sâu thêm mâu thuẩn vở kịch  ngắn: ‘Tức nứơc vỡ bờ”.

Ngôn ngữ tự sự giản dị; lời thoại ngắn gọn, khúc chiết; lời kể trong sáng gần với khẩu ngữ và rất biểu cảm, nhất là từ  miêu tả, từ láy tượng hình, động từ, tính từ, phó từ…sử dụng rất tốt trong kể và tả. Câu văn ngắn, nhân vật hành động tạo nên nhịp điệu gấp gáp, liên tục tạo không khí kịch…Đặc sắc nhất là cách sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng tạo nên giọng văn hài hứơc, hóm hỉnh: một chị Dậu tự xưng là “cháu”, là “tôi”, là “bà”, hạ đối thủ từ “ông” xuống “mày”. Người kể chuyện thay đổi cách gọi nhân vật của mình liên tục. Chị Dậu, khi thì “chị”, khi” người đàn bà lực điền” hay “chị chàng con mọn”. Cai lệ khi hung hăng đánh trói thì được gọi là “hắn”, Đến khi bị chị Dậu xô ngã  dúi ra cửa thì được gọi là “anh chàng nghiện”. “Người nhà Lý trưởng” được thay thế bằng “anh chàng hầu cận ông lý” khi bị” chị chàng con mọn lẳng cho một cái”…tất cả những cái đó góp phần tạo nên sắc thái của đoạn tự sự.

Người kể chuyện ( ngôi thứ ba) rất khách quan. đứng ngoài cuộc quan sát, thuật lại chính xác những gì vốn có như nó xẩy ra  trong tưởng tượng…Không thêm thắt, không đánh giá, không bình luận, chỉ kể và tả thôi nhưng vẫn thấy rất rõ thái độ ngươì viết: một nụ cười hóm hỉnh, một cái nhìn nồng hậu với chị Dậu, một nụ cười mĩa mai cho cai lệ và người nhà lý trưởng. Ông hả hê với khám phá của mình. Sự hả hê đó được truyền cho người đọc.

2.Đoạn văn mô tả được một nhân vật văn học thật dẹp.

Hình ảnh nhân vật chị Dậu có tầm vóc tư thế của một giai cấp, một thời đại.

Người Phụ nữ nông dân có vẽ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: Yêu chồng, thương con, nhẫn nhục, chịu đựng và sẵn sàng vùng lên đấu tranh để bảo vệ chồng con. Khi thấy chồng có nguy cơ bị đánh, trói chị hạ mình: “xám mặt” “vội vàng”, “ lạy” van xin. Khi thấy chồng bị hành hạ đến mức không chịu được chị “liều mạng cự lại”, “nghiến chặt hai hàm răng”…Chị Dậu biết tình thế của mình và chọn cách xử lý các tình huống hợp lý. Chị xin, chị đôi co, rồi bất ngờ vùng lên bằng sức mạnh quật khởi. Có thể xem đây là hành động tự khám phá, một cuộc đấu tranh tự giải phóng (dù tự  phát). Chính vì thế mà “Tắt đèn xui người ta nổi loạn” ( Nguyễn Tuân)

Đằng sau hình ảnh người đàn bà con mọn là vẽ đẹp thể chất cường tráng. Nó phản ánh qua nội lực của những hành động phản kháng dứt khoát, mạnh mẽ, ngoan cường. Hành động thách thức cường quyền:“ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”, hành động đấu tranh quyết lịêt, tự phát hoang dã: “ chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa”…

Vẽ đẹp mang tính biểu tượng: một tư thế mạnh mẽ, một thái độ dứt khoát, một lời thách thức quyết liệt của nhân vật chị Dậu chính là sức mạnh hiện thực của người đàn bà nông dân. Là sự dự báo về tiềm năng sức mạnh đấu tranh tự giải phóng của một tầng lớp, một giai cấp bị áp bức trong tương lai.

  1. Đoạn văn là một đoạn hội thoại mẫu mực.

Trong mười hai câu ngữ pháp thì có đến năm câu nói, năm lượt lời. Hành động sản sinh liên tục các sản phẩm lời nói với những mục đích khác nhau. Chị Dậu với ba lượt lời vừa trình bày “nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc” vừa cầu khiến “ cháu van ông…ông tha cho!”, “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ” vừa đe doạ,thách thức, bộc lộ cảm xúc: “ mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Lời qua tiếng lại tạo nên không khí căng thẳng, đẩy nhanh tốc độ diễn biến sự việc. Ngôn ngữ bộc lộ rõ nét thái độ, tình cảm của nhân vật trong từng tình huống. Hành động nói được kết hợp với  hành động khác của nhân vật thúc đẩy xung đột lên đến đỉnh điểm.

Đoạn văn cũng là đoạn đối thoại đặc sắc. Hai nhân vật có hai kiểu phát ngôn phù hợp với mục đích giao tiếp và vai giao tiếp. Một chị Dậu hiểu rất rõ vị thế của mình trong từng tình huống: hạ mình để cầu xin “ cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”, chị lý sự “ chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”, chị thách thức, hăm doạ “ mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” …chỉ bằng những lời  thoại ta thấy rất rõ là “ ngưòì đàn bà lực điền” nhún nhường khi tình thế bắt buộc nhưng cũng rất tự tin trong cuộc chiến bảo vệ chồng con. Chị thay đổi cách xưng hô tức cũng chủ động thay đổi “vai” cuả mình theo cảm xúc, theo thái độ ứng xử mà tình thế thúc đẩy: từ “ cháu” lên “ “. Một tên cai lệ hung hăng,  vũ phu, ỷ thế làm càn với những hành động “ giật phắt”, “ nhảy”, “ sầm sập chỉ một lời nói cộc lốc: “tha này! tha này!” bổng chốc trở nên yếu thế, dưới cơ trong cách gọi của chị Dậu “Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem!”.Qua ngôn ngữ hội thoại ta thấy được tư thế của hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng. Ngôn ngữ hội thoại bộc lộ rõ thái độ, tình cảm, vị thế, tính cách nhân vật.

  1. Đoạn văn còn là ngữ liệu cho các kiến thức khác trong từ ngũ, ngữ pháp bởi tính mẫu mực về dùng từ, đặt câu… nói cách khác đây là đoạn văn tích hợp được nhiều kiến thức của môn Ngữ văn và sử dụng có hiệu quả trong giảng dạy ngữ văn chương trình THCS.

Bài làm 1

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!