Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Soạn bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự lớp 9

Soạn bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự lớp 9

Văn tự sự luôn là một trong những thể loại văn bản quan trọng bậc nhất, cơ bản của bộ môn ngữ văn. Việc phải thuần thục hay học tốt thể văn này cũng là một trong những mục tiêu căn bản ta cần đạt được khi học bộ môn ngữ văn. Và để đạt được mục tiêu ấy chúng ta không chỉ đơn thuần là biết nắm bắt tính chất của văn tự sự mà còn phải biết rèn luyện, trau dồi các kĩ năng khác: ngôi kể, sắp xếp các sự kiện, biện pháp tu từ… và cả Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự lớp 9. Việc soạn bài ở là bước chuẩn bị cần thiết nên có trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI ĐỐI THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ LỚP 9.

I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự

Câu 1 trang 176 SGK ngữ văn 9 tập 1: đọc đoạn trích

Nên Xem:  Đề thi vào lớp 10 chuyên văn tỉnh Nam Định

Câu 2 trang 176 SGK ngữ văn 9 tập 1:

a) trong ba câu đầu của đoạn trích có hai người tản cư đang nói chuyện với nhau

dấu hiệu nhận biết đây là một cuộc trò chuyện qua lại:

  • có hai lượt lời qua lại
  • nội dung: hướng tới người tiếp chuyện
  • hình thức: có hai gạch đầu dòng đứng đầu hai lượt lời qua lại

b) Câu “hà, nắng gớm, về nào…” của ông Hai không phait là đối thoại vì chỉ có một lượt lời, không tham gia vào câu chuyện

Câu nói của người đàn bà tản cư:” cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!…mỗi đứa một nhát” cũng không hướng tới người đối thoại nào, không có ai đáp lại lượt lời này. Đây là lời độc thoại

Trên văn bản, khi lời độc thoại vang lên thành tiếng thì nó được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng. Có thể thấy đặc điểm này qua câu độc thoại khác:” Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”

c) Câu “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” giống với các câu độc thoại trên trừ hai điểm: không vang lên thành tiếng và không được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng. Đây là lời độc thoại nội tâm

Nên Xem:  Soạn bài Nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) lớp 9 hay đầy đủ nhất

d) Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu theo giặc, tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật

Các hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

II. Luyện tập bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Câu 1 trang 179 SGK Ngữ văn 9 tập 1:

Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích dưới đây:

  • Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hia vợ chồng ông Hai
  • Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt đáp. Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp: câu hỏi hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại “Gì?” Lần ba ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn “biết rồi”. Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.

Câu 2 trang 179 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Gợi ý: viết với nội dung tùy ý, biết áp dụng và vận dụng tốt kiến thức về Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!