Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 8 / Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá – Ngữ văn 8 Tập 1

Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá – Ngữ văn 8 Tập 1

Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá – Ngữ văn 8 Tập 1

Hướng dẫn

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) là một bác sĩ nhi khoa, đảng viên Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Việt Nam, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lý – y học – giáo dục. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước Việt Nam và Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu cho Việt Nam.

2. Tác phẩm

* Tóm tắt

Ôn dịch, thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng xấu cho cơ thể con người. Đặc biệt, hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, cướp giật, phạm tội,… Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay và ý thức của tất cả mọi người.

* Bố cục:

Văn bản Ôn dịch, thuốc lá có thể được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu => “còn nặng hơn cả AIDS”: thông báo về nạn dịch thuốc lá.
  • Đoạn 2: tiếp => “con đường phạm pháp”: Tác hại của thuốc lá đến sức khỏe và kinh tế.
  • Đoạn 3: còn lại: lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn thuốc lá.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề văn bản Ôn dịch, thuốc lá: gây ấn tượng mạnh với người đọc, trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” để nhấn mạnh, thể hiện thái độ căm tức, ghê tởm của người viết đối với thuốc lá.

Nên Xem:  Thuyết minh về một loại trái cây.

* Vẫn có thể sửa nhan đề thành “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” nhưng sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, biểu đạt của tác giả vào nhan đề.

Câu 2:

Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm để người đọc có thể hiểu một cách đơn giản, thuốc lá không làm cho con người “lăn đùng ra chết” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người hút giống như tằm ăn lá dâu. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ và có sức thuyết phục cao hơn.

Câu 3:

Tác giả đặt giả định: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho mọi người thấy thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người hít phải khói thuốc, từ đó thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc của tác giả.

Câu 4:

Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: “Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này” bởi vì để mọi người thấy được sự đối lập: Ta nghèo hơn xưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển trên thế giới. Những nước đó đã thực hiện chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt và hiệu quả, vậy thì nước ta cũng nhanh chóng hành động đi thôi!

Nên Xem:  Em thử đóng vai chị Dậu và kể lại cảnh diễn ra trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trong Tắt đèn) theo ngôi thứ nhất.

Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá

Tóm tắt :

Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, phạm tội. Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay của tất cả mọi người.

Bố cục :

Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS) : thông báo về nạn dịch thuốc lá.

– Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp) : tác hại của thuốc lá.

– Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi chống thuốc lá.

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng tâm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.

– Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Nên Xem:  Thuyết minh về cây bút bi lớp 9 hay nhất, bài văn mẫu về cây bút bi

Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá nước ta với các nước Âu – Mĩ để mọi người thấy sự đối lập : Ta nghèo hơn nhưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển. Các nước đã thực hiện các chiến dịch chống thuốc lá quyết liệt, vậy chúng ta cũng nên hành động chứ?

Luyện tập

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân loại nguyên nhân của tình trạng hút thuốc :

– Từ tác động bên ngoài : vì lịch sự, xã giao; nể nang bạn bè; bắt chước; sự thiếu quan tâm của những người xung quanh.

– Từ bản thân : tính tò mò, không kiểm soát; không có ý thức về thuốc lá.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Cảm nghĩ sau khi đọc bài đọc thêm số 2 :

Bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị được trích ở bài đọc thêm cho thấy mặt trái của sự giàu có, tác hại của chất kích thích. Anh chàng trẻ tuổi giàu có nhưng lại chết sớm vì ham chơi, vì quá đà, thiếu hiểu biết, một phần cũng là vì sự thiếu quan tâm của gia đình, bố mẹ bận kiếm tiền mà quên mất tình cảm gia đình, quên cả sự chăm lo giáo dục con cái.

Bài giảng: Ôn dịch thuốc lá – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!