Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Suy nghĩ về câu nói Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên của Khổng Tử

Suy nghĩ về câu nói Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên của Khổng Tử

Suy nghĩ về câu nói Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên của Khổng Tử

Hướng dẫn

Khổng Tử là nhà triết gia vĩ đại của Trung Hoa, bàn về quá trình học tập, tu dưỡng của con người, Khổng Tử đã nói “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã yên”. Anh chị hiểu như thế nào về câu nói này, hãy trình bày suy nghĩ về câu nói “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên” của Khổng Tử.

I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày suy nghĩ về câu nói Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên

1. Mở bài

Giới thiệu câu nói của Khổng Tử: Một trong những người để lại cho nhân loại chúng ta những câu nói có giá trị nhất là Khổng Tử

2. Thân bài

  • Ý nghĩa của câu nói: Câu nói trên của Khổng Tử chúng ta có thể tạm hiểu rằng: trong ba người đi cùng ta đi trên đường, nhất định sẽ có người mà ta đáng học tập
  • Ý nghĩa của việc học hỏi: Những thứ ta học hỏi được sẽ là hành trang để chúng ta củng cố bản thân mình
  • Học hỏi những gì, học ở đâu và học như thế nào?: Tuy nhiên cái học của chúng ta cũng phải được chon lọc

3. Kết bài

Ý nghĩa của câu nói đối với thế hệ ngày nay: Hơn nữa chúng ta cần học tập một cách sáng tạo và thiết thực cống hiến cho quê hương, đất nước

Nên Xem:  Hoàn cảnh sáng tác của văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003″

II. Bài tham khảo

Trong cuộc sống của chúng ta từ xưa tới nay luôn tồn tại những câu nói hay, mang giá trị giáo dục con người rất sâu sắc. Đó là những câu nói của các nhà Nho giáo, Lão giáo, những bậc đại tri thức để lại cho chúng ta. Một trong những người để lại cho nhân loại chúng ta những câu nói có giá trị nhất là Khổng Tử, trong bài viết này chúng ta cùng suy nghĩ về câu nói “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sử yên” của ông.

Câu nói trên của Khổng Tử chúng ta có thể tạm hiểu rằng: trong ba người đi cùng ta đi trên đường, nhất định sẽ có người mà ta đáng học tập. Với ý nghĩa sâu sắc, trên con đường đi ấy hay ngầm hiểu là con đường đời của mỗi người, chúng ta đi cùng ba người bạn thì trong số đó sẽ có người mang những nét vượt trội, nổi bật hơn hẳn mà chúng ta nên học hỏi và tiếp thu. Những thứ ta học hỏi được sẽ là hành trang để chúng ta củng cố bản thân mình, đồng thời chúng ta được mở rộng và học hỏi nhiều thứ hơn, giúp cho ta có tư duy và vốn kiến thức ngày càng nhiều và chất lượng, những thứ chúng ta học hỏi được không chỉ có giá trị cho ngày hôm nay mà còn cho cả tương lai và mãi mãi về sau. Câu nói của Khổng Tử nhằm muốn khuyên răn con người một cách sống tốt đẹp, biết vững tin vào những điều quý báu đang tồn tại trong cuộc sống của mình cũng như biết tiếp thu và học tập, đạt được những điều tuyệt vời, góp phần hoàn thiện cuộc sống và nhân cách của con người.

Nên Xem:  Phân tích tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến

Tất cả chúng ta ai cũng có điểm yếu, điểm mạnh, sở trường, sở đoản, và ngay cả những nhân vật vĩ đại cũng không nằm ngoài, họ vẫn có những khuyết điểm, yếu kém. Tuy nhiên các bậc vĩ nhân xưa họ không ngại lắng nghe, học tập nhưng thứ tốt đẹp của người khác nên trong họ là quy tụ của những thứ tốt đẹp, có những thành tích phi thường. Chúng ta phải khiêm tốn và tích cực học hỏi hơn nữa để trau dồi chính bản thân mình. Tuy nhiên cái học của chúng ta cũng phải được chon lọc, không phải bất cứ cái gì mới lạ chúng ta cũng ôm vào và bắt chước, những thứ chúng ta cần học như biển rộng bao la, còn sự hiểu biết của chúng ta lại chỉ bằng một giọt nước, chính vì vậy chúng ta luôn phải khiêm tốn học hỏi cái hay, cái tốt đẹp. Học những gì, học ở đâu và học như thế nào, chúng ta cần phải có sự lựa chọn sáng suốt, phải cân nhắc kĩ càng, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, “sàng khôn” ở đây là những cái hay, cái tốt đẹp đã được chọn lọc chứ không phải những thứ tầm thường, rác rưởi. Thấy các nước giàu phát triển công nghiệp nặng, mình là đất nước nghèo cũng bắt chước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, rồi kết quả là cái ăn còn chưa lo đủ, nạn nghèo còn chưa giải quyết xong. Đó là một bài học đáng trân trọng đối với cả dân tộc ta. Những câu nói như “Tầm sư học đạo”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn” đã chỉ rõ cho chúng ta thấy chúng ta nên học ở những người khôn, người tài giỏi, những người có học thức và đạo đức tốt. Bởi thông qua họ ta mới có thể tiế cận những cái hay, những cái tốt đẹp và quý báu. “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sử yên” là lời khuyên mọi người cần giữ thái độ khiêm tốn, cẩn trọng của mình, không nên kiêu căng, tự phụ, luôn giữ tinh thân “làm học sinh” để học hỏi không ngừng.

Nên Xem:  Thuyết minh về quần thể lăng Bác

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại không một ai có thể tự tin rằng tường tận tất cả mọi thứ. Bởi vậy, nếu chúng ta muốn trở thành một người lao động chân chính, có văn hóa thì phải nhớ tới lời dạy của Khổng Tử, trở thành những con người không ngừng khiêm tốn học tập, luôn nêu cao tinh thần “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa chúng ta cần học tập một cách sáng tạo và thiết thực cống hiến cho quê hương, đất nước, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!