Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Bài viết số 5 lớp 9 đề 1: Suy nghĩ về Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc

Bài viết số 5 lớp 9 đề 1: Suy nghĩ về Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, chúng ta sẽ gặp dạng bài nêu cảm nghĩ về một nhân vật, một sự kiện hay một đồ vặt nào đó. Trong bài viết nêu cảm nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh này, chúng ta cần bộc lộ được tình cảm, lòng kính yêu và biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới, vị Cha già dân tộc. Có rất nhiều cách để bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. Có thể thông qua các sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Người để nêu cảm nghĩ, cũng có thể nêu cảm nghĩ từ những đức tính cao đẹp hay vai trò của Người đối với công cuộc giải phóng dân tộc. Chúc các bạn sẽ chọn được cách làm phù hợp và truyền tài cảm xúc chân thành nhất. Dưới đây  là hai bài làm mẫu hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 9 ĐỀ 1: BÁC HỒ LÀ VỊ LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI. HÃY VIẾT BÀI VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ NGƯỜI

“ Bác Hồ ơi! Trái tim người vĩ đại

Ôm núi sống nước Việt chảy vào lòng

Trái tim Bác giàu hơn cả rừng vàng

Ôm biển bạc cho đong đầy tôm cá

Cho mai sau và muôn vàn năm nữa

Nước Việt ta sẻ ơn Bác vô cùng.”

Tôi đã đọc được đâu đó những vần thơ ấy. Những vần thơ giản dị mà đầy xúc động về Bác kính yêu. Khi tôi sinh ra, đất nước đã qua thời khói lửa, sống hòa bình và Bác cũng đã ra đi. Qua những trang sách, qua những bài học,  tôi tự hào là người Việt Nam, tự hào là con cháu của Người.

Bác Hồ – người con của xứ Nghệ thân yêu, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh hơn người. Những năm tháng tuổi thơ của Người, chỉ biết đến qua sách vở thôi, cũng khiến tôi không thể không rơi nước mắt mỗi lần đọc lại. Cậu bé tinh anh ấy có một tuổi thơ vất vả hơn bao đứa trẻ khác. Năm mẹ cậu sinh thêm đứa em trai, nhưng vì thời buổi khó khăn và sức khỏe quá yếu, mẹ cậu bé Côn ngày ấy đã qua đời. Một mình chú bé 8 tuổi, vừa mất mẹ, bế đứa em đỏ hỏn mấy ngày tuổi trên tay. Em bé khóc vì đói, có mấy người hàng xóm bảo cậu bế em đi xin sữa, nhưng trong suy nghĩ của một đứa trẻ tám tuổi khi ấy đã rất chững chạc. Nguyễn Sinh Côn cho rằng chẳng ai muốn hai đứa trẻ xa lạ, không cha không mẹ lại ở nhà mình, nhất là vào những ngày Tết. Vậy là Côn một mình chăm em cho đến khi cha trở về. Lần đầu đọc cuốn sách ấy, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ tám tuổi. Tôi đã khóc. Khóc vì thương cho đứa bé nhỏ, càng khóc vì thương cho một đứa trẻ tám tuổi như mình đã phải trải qua những đau thương chẳng dễ dàng gì. Khi tôi thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, ngay cả lúc này, khi đã lớn hơn rất nhiều, tôi vẫn cảm thấy một nỗi đau ghê gớm và một sự bất lực đến bi thương. Nhưng đứa tẻ tám tuổi trong câu chuyện ấy, hơn một con người, đó là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, là Bác Hồ kính yêu, Người đã mang ánh sáng cách mạng đến cho một dân tộc lầm than thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Nguyễn Sinh Côn lớn lên, theo cha vào Huế học tập, và từ rất sớm đã quan tâm đến tình hình dân tộc đang bị thực dân xâm lược.

Nên Xem:  Soạn bài Luyện tập bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhấttap-bai-ng

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành đã lên chuyến tàu  Đô đốc Latouche- Chéville, ra đi tìm đường cứu nước cùng đôi bàn tay trắng. Bác đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, làm mọi nghề: phụ bếp, quét tuyết, và là một trong những thành viên của tờ báo “ Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp. Trong ba mươi năm bôn ba tại nước ngoài, Bác Hồ đã tự học được rất nhiều thứ tiếng. Có những câu chuyện kể lại việc học ngoại ngữ của Người đã trở thành tấm gương sáng của biết bao thế hệ. Chuyện kể rằng ban ngày, Bác làm phụ bếp trên tàu, sau đó sẽ đi quét tuyết ở New York để kiếm sống. Chỉ có ban đêm là thời gian rảnh để học ngoại ngữ. Mùa đông ở Âu Châu lạnh giá như đóng băng, vậy mà con người ấy chỉ có duy nhất một viên gạch để sưởi ấm. Thật cảm động biết bao trước tấm lòng cao cả của Người! Hi sinh mọi hạnh phúc cá nhân vì dân tộc, vì nhân dân mà quên mình, như Tố Hữu từng viết:

“ Bác sống như trời đất của ta

Thương từng ngọn lúa mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Sau ba mươi năm đi khắp năm châu bốn bể, Người trở về lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm Cách mạng. Ra đi khi hai mươi tuổi và trở về lúc xế chiều của một đời người, Bác đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì độc lập dân tộc. Bởi vậy mà đâu đó tôi đã từng nghe câu nói, ý đại khái rằng Bác rất nhiều con mà lại không con! Quả thực, ở Trung Quốc, ở Mỹ, ở Nga, hay ở Pháp, có mấy vị Tổng Thống hay lãnh tụ nào như thế.

Ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông cụ Hồ Chí Minh độc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được nhân dân bầu làm Chủ tịch đầu tiên của đất nước ấy, Bác vẫn sống giản dị như một ông cụ của làng quê Việt Nam:

“ Nhà lá đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gôi

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Ai đã từng đến thăm lăng Bác hẳn sẽ hiểu những vần thơ trên chân thực đến nhường nào!

Bác không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng về bài học làm người cho lớp lớp những người con của Việt Nam, Bác còn là niềm tự hào của dân tộc, là một tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, ngoài kia, bên kia quả địa cầu có lẽ có người chưa biết đến đất nước hình chữ S nhưng cả nhân loại đều biết đến Hồ Chí Minh như một vĩ nhân, một tấm gương sáng về nghị lực sống.

Nên Xem:  Dàn ý thuyết minh về cái quạt lớp 9 chi tiết đầy đủ

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 9 ĐỀ 1: SUY NGHĨ CỦA EM VỀ BÁC HỒ LÀ VỊ LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Trong hành trình gian nan và vô tận, con người luôn tìm kiếm những hình mẫu có thật trong cuộc sống để tôn vinh và noi theo với mong muốn trở nên hoàn thiện hơn. Một trong những hình mẫu lý tưởng ấy là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, là người anh hùng giải phóng dân tộc, và đồng thời là một danh nhân văn hóa thế giới.

Đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, ngoại giao, chính trị với các tổ chức và các nước trên thế giơi. Để có được thành quả của ngày hôm nay là công của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Cả đời Người đã dành trọn cho đất nước

       ” Người không con mà có triệu con

         Nhân dân ta gọi Người là Bác

         Cả đời Người là của nước non”

Ngay từ khi còn là một Người trẻ Bác Hồ đã nung nấu ý chí tìm ra con đường cứu nước cứu dân. 5/6/1911 tại bến cảng nhà Rồng người thanh niên Nguyễn Ái Quốc và anh Ba trên một con tàu vượt trùng dương của Pháp trong vai người phụ bếp, Bác đã ra nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước cứu dân. Người rong ruổi ngày ở Pháp, Anh làm nhiều nghề để kiếm sống, nói và viết thạo nhiều thứ tiếng, học hỏi tinh hoa văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới. Nhưng mục tiêu chính của Người là tìm ra con đường cứu nước cứu dân. Khi gặp chủ nghĩa Mác- Lê nin Người đã tìm ra chân lí của cách mạng. Bác đã reo lên trong đêm tối ” tự do là đây, hạnh phúc là đây… cơm áo là đây” Người đã miệt mài đọc bảng luận cương của lê nin để vận dụng thục tế cách mạng Việt Nam. Bản luận cương của lê nin đên với Bác như mặt trời xua đi màn đêm tăm tối bởi Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc ta. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước tháng 2/1941 Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng trong nước. Tháng 8/1945 cách mạng thành công lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên quảng trường Ba Đình lịch sử. 2/9/1945 đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.  Người là vị chủ tịch nước đầu tiên, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác đã dành trọn cho đất nước, không làm một chút riêng tư, dành tình thương cho các thế hệ Việt Nam: “Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn cỏ, mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già.” Với cương vị là chủ tịch nước, nhưng Bác Hồ lại sống rất giản dị, thanh cao. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “trong tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì căn nhà của Bác cũng thơm ngát hương thơm của hoa vườn.” Một con người dành tình yêu cho thiên nhiên, đặc biệt là với trăng.

Nên Xem:  Viết về một người mẹ đã đi xa mãi mãi

Bác còn là vị anh hùng giải phóng dân tộc. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, đưa cách mạng đến với ánh sáng vinh quang, đưa một đất nước một cổ hai tròng trở thành một quốc gia có chủ quyền, độc lập dân tộc. Người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa, làm nên dấu son cách mạng tháng 8 chói lọi, trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu” để kết thúc 9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp và rồi có một ngày, lá cờ đỏ sao vàng có thể bay phấp phới trên mọi miền tổ quốc. Như vậy, Bác Hồ với sự nghiệp cách mạng, gắn liền với sự nghiệp cứu nước hiện lên thật lung linh với chủ nghĩa anh hùng. Bác đã đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang nhất. Không chỉ vậy, Bác Hồ còn là một danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1990, nhân ngày kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ, tổ chức văn hóa thế giới UNESCO đã công nhận danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới cho Bác Hồ.

Vừa là người chiến sĩ cách mạng, Bác vừa là người nghệ sĩ tài hoa nhưng chưa bao giờ Bác tự nhận mình là một nhà thơ:

“Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây?

Ngày dài ngâm ngợi cho khuây

Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do

Bác hồ có sự nghiệp thơ đồ sộ, tập “ Nhật kí trong tù” gồm 133 bài thơ la viên ngọc sáng của nền văn học dân tộc được viết bằng chữ hán bài thơ mở đầu:
Ngục trung nhật kí đề từ

“ Thân thể tại ngục trung

Tinh thần tại ngục ngoại

Dục thành đại sự nghiệp

Tinh thần cánh yếu đại.”

( Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao.)

Người làm thơ vẽ sự vật, vẽ con người bình thường trong đời sống. Trong suốt cuộc hành trình 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước Bác luôn có ý thức học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại nhào nặn với nền văn hóa dân tộc rất Việt Nam, rất phương Đông, rất bình dị, rất mới, rất hiện đại.
Hồ Chí Minh không những là một nhà thơ, Người còn là 1 nhà lý luận phê bình, nhà biện trình nổi tiếng, nhà báo với ngòi bút sắc sảo. Trong thời gian sống ở Pháp, Người là chủ bút tờ báo “ Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp. Người sáng tác vở kịch “ Con rồng tre” để đả phá chế độ bù nhìn của vua Bảo Đại tại Việt Nam. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhận xét:” Vần thơ của Bác, vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ Cách mạng kiệt suất, 1 nhà thơ, một nhà lý luận, nhà báo và là 1 nhà văn hóa lớn xứng đáng được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Nói về Bác, nghĩ về Bác trong lòng mỗi người dân Việt Nam, chúng ta ai cũng trào dâng niềm hạnh phúc, biết ơn, ngưỡng mộ và tự hào- một người con của đất nước Việt Nam đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân,… Ngày nay nhân dân cả nước đã và đang học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chi Minh.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!