Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Thuyết minh về cây vải quê em, bài văn mẫu về cây vải thiều Thanh Hà, Vải Lục Ngạn

Thuyết minh về cây vải quê em, bài văn mẫu về cây vải thiều Thanh Hà, Vải Lục Ngạn

Việt nam có bốn mùa phong phú, đa dạng. Bởi thời tiết vùng nhiệt đới ẩm mà nước ta hoa quả rất đa dạng, mùa nào thức ấy. Nếu mùa xuân có những trái táo đỏ mọng, hấp dẫn; những trái dứa chín vàng ươm, thơm lừng; mùa thu là mùa của những quả lê bụ bẫm chín vàng thì nhắc đền mùa hè là ta nhớ ngay đến trái vải. Đây là loại quả đặc sản của việt Nam với hương thơm nhẹ nhàng, ăn vào không có vị ngọt sắc mà thanh thanh rất dễ ăn. Cây vải còn là loại cây trồng mang lại những giá trị kinh tế khá cao, là nguồn nông sản xuất khẩu sang các nước ở châu Âu, châu Mĩ đem lại nguồn lợi nhuận không hề nhỏ. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài thuyết minh về cây vải. Ở đề bài này chúng ta cần đảm bảo được các ý như nguồn gốc, phân bố, đặc điểm và giá trị của cây vải. Sau đây là hai bài văn mẫu như những gợi ý để các bạn tham khảo. chúc các bạn thành công!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY VẢI LỚP 9

Nếu như đặc trưng của mùa xuân là mưa phùn se lạnh, hoa đào hoa mai khoe sắc, thì dấu ấn riêng của mùa hè lại là hương vị thơm mát ngọt lành của hoa trái. Đó là hoa phượng đỏ rực một góc trời, là bằng lăng tím bâng khuâng cùng tà áo trắng, là cái ngọt thanh của dưa hấu hay ngọt bùi của khoai lang. Mùa hè còn là mùa của vải thiều-thứ vải chín từ cái nắng chang chang của khí hậu nhiệt đới đa trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của mảnh đất Việt Nam.

Vải là thứ cây thân gỗ, thuộc họ Bồ Hòn, có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Du nhập về Việt Nam, vải được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hay Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Trung bình một cây vải cao từ 5 đến 10 mét. Tán vải xum xuê xanh mướt, bao phủ quanh gốc cây. Lá vải có hình lông chim, hai phiến lá hơi cụp lại từ gân chính, được xếp so le trên từng nhánh cành. Hoa vải có màu trắng xanh nhạt, mọc thành từng chùm, nổi bật giữa muôn vàn tán lá. Dưới cái nắng gay gắt, rực rỡ của mùa hạ, từng chùm hoa dần trở thành những chùm quả sai trĩu. Qủa vải còn non có màu xanh lá mạ, vỏ sần. Khi vải chín thì chuyền dần sang đỏ thẫm, vỏ cũng trở nên nhẵn hơn. Hạt vải có màu đen tuyền, được bao phủ bởi một lớp cùi trắng mịn, mọng nước. Vải chín có vị ngọt rất riêng

Nên Xem:  Dàn ý nghị luận hiện tượng học vẹt học tủ của học sinh hiện nay

Bởi vẻ thanh mát, ngọt lành, vải hấp dẫn từ cụ già đến em nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, vải được dùng làm đồ tráng miệng. Vào những ngày hè oi ả, vải ướp lạnh như một thức qùa để giải khát. Khi tách riêng hạt còn có thể kết hợp với hạt sen để nấu thành chè,…Ở một vài nơi, cây vải còn được xem như một loại cây cảnh, góp phần làm nên màu xanh tươi mát cho ngôi nhà. Thế nhưng, thuộc tính của vải vốn nóng, khi ăn nhiều có thể gây mụn nhọt trên da hoặc loét miệng,… Bởi vậy, khi ăn vải nên ăn vừa đủ để có thể thưởng thức vị ngon riêng của thứ quả này.

Vải chín vào đầu mùa hạ, nên một vụ vải thường bắt đầu vào mùa Xuân. Khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, người ta đã chuẩn bị cho một vụ mới. Giữa tháng 3, vải đã bắt đầu ra hoa và dần kết quả. Thu hoạch vải thường vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Đây là thời điểm quả vải chín hoàn toàn và có vị ngọt sắt.

Giống như các  loại cây khác, vải cũng cần có cách chăm sóc riêng. Khi trồng cần bới sẵn một hố nhỏ, sâu tầm 20cm, đặt cây con vào chính giưa hố rồi lấp đất. Điều quan trọng nhất chính là phải dùng tay để lấp và chèn đất cho thật chặt. Sau đó rào cẩn thận xung quanh để các tác nhân bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cây. Trong thời gian cây phát triển, cần chú ý tưới nước,bón phân,phun thuốc cho đúng thời điểm, liều lượng.

Ngày nay, khi Xã hội ngày một phát triển, vải nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu, được bày bán rộng rãi trên khắp cả nước. Qủa vải, mà nhất là giống vải thiều Thanh Hà nổi tiếng có giá trị không nhỏ về mặt kinh tế, giúp hàng loạt hộ gia đình thoát nghèo, đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cho ngành nông sản Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, bằng sự cải tiến về Khoa học kĩ thuật, những giống vải chín mọng, hạt nhỏ, cùi dày, phòng trừ sâu bệnh tốt đã thu hút rất khách hàng quốc tế, đưa vải Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, và các nước trong khu vực Đông Nam Á,…

Thật chẳng sai khi nói: Vải là thứ quả nổi bật trong bữa tiệc đầy hương thơm vị ngọt của mùa Hè. Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi, gắn bó mật thiết với cái nắng rực rỡ ở Việt Nam, là thứ quà mà môi người con xa xứ khi trở về đều làm quà biếu. Hi vọng rằng,  trong thời đại Khoa học Kĩ thuật ngày một phát triển, con người sẽ lai tạo ra nhiều giống vải ngon hơn, ngọt hơn, hấp dẫn hơn, để quả vải được đến gần hơn với mọi người mọi nhà, và thương hiệu Vải Việt Nam sẽ lan truyền trên toàn thế giới.

Nên Xem:  Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích văn lớp 9

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY VẢI QUÊ EM

Mùa hè đến, mùa của nắng, mùa của gió, của những cơn gió mang theo hương lúa mới chín vàng ươm dưới nắng. Mùa hè cũng là mùa của bao nhiêu loại quả ngọt, nào là nhãn, là xoài, bồng bồng, cam… và không thể thiếu quả vải chúng tôi. Đúng vậy đấy, hôm nay tôi đến đây để tự giới thiệu cho các bạn nghe về bản thân mình – một cây vải.

Họ hàng nhà vải chúng tôi là một loại thực vật thuộc loại cây Bồ hòn, được phát hiện ở miền Nam trung quốc. Tuy quê hương của ông cha chúng tôi ở đấy nhưng nòi giống của chúng tôi lại được lan rộng trên khắp thế giới. Ngay cả ở Việt nam chúng tôi cũng là một loài cây quen thuộc với nhà nông đấy. Giống vải chúng tôi được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, vải được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Giống vải tại vùng Thanh Hà (Hải Dương) thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác.

Những cây vải như chúng tôi nhìn từ xa được ví như những chiếc dù, bạn có biết vì sao không? Đó là vì thân hình cao lớn của chúng tôi, một cây trưởng thành trong dòng họ của chúng tôi phải cao từ 5-10m. Những tán lá từ tỏa rộng, che mát cả một góc sân. Tán lá ấy là thành quả của những chiếc lá vải có hình lông chim, mọc so le, và không có lá chét. Khi mùa hè đến cũng là lúc cây vải ra hoa. Hoa vải thường có màu trắng ánh xanh lục, mọc thành các chùy. Chính những bông hoa ấy đã làm tô sắc cho chúng tôi bên cạnh chị chanh leo, hay bác phượng vĩ. Khi hoa đã tàn cũng là lúc những chùm quả ngày càng lớn lên. Quả vải khi mới nhú có màu xanh nom trông chẳng khác nào những quả nhãn, khi chín thì lớp da sần sùi ấy chuyển sang màu đỏ hay hồng trông vô cùng bắt mắt. Những chùm quả ấy còn tỏa ra một mùi hương ngọt ngào như muốn quyến rũ những đàn ong bướm hãy đến đây chơi đùa với chúng. Quả vải thường mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 5 đến 6 quả to gấp rưỡi quả nhãn. Vẻ ngoài của quả trông đã bắt mắt, nhưng vị ngọt của quả còn ngọt ngào hơn. Đằng sau lớp vỏ có vẻ sần sùi là lớp cùi dày, căng mọng nước bao bọc lấy hạt quả đen láy trong cùng. Quả không chỉ thơm mà còn có vị ngọt ngào thanh khiết khiến cho ai đã thử qua một lần thì không thể từ chối lần thứ hai. Chính vì thế mà Lê Quý Đôn khen ngợi họ hàng nhà chúng tôi: “Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết. Bạch Lạc Thiên, Thái Quân Mô đều đã ngợi khen trong các sách đồ phả, tự ký. Nước Nam nhiều vải nhất, nhất là vải sản xuất ở xã An Nhân, huyện Đường Hào là thật ngon: vừa ngọt, vừa thơm, không thể nói hết được…”

Nên Xem:  Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, viết bài văn cảm nghĩ về “Chiếc lá cuối cùng”

Chính vì điều đó nên những quả vải chúng tôi thường được dùng làm món ăn tráng miệng sau mỗi bữa cơm, không chỉ giúp cho bữa cơm thêm hoàn hảo mà còn mang đến một cảm giác sảng khoái cho người thưởng thức, chúng tôi thấy vô cùng tự hào về điều đó. Không những vậy những quả vải còn được tách hạt, phơi khô và mang sang các nước bạn để buôn bán. Cuộc sống ngày càng hiện đại vì vậy mà những quả vải chúng tôi cũng được loài người dùng để sáng tạo ra những đồ ăn mới như bánh hương vải, thạch hương vải, hay nước ép vải…trở thành một người bạn thân thiết của loài người, chúng tôi cảm thấy tự hào khôn xiết.

Tuy vậy, để trồng được những cây vải cho ra quả đều và ngon như chúng tôi lại không là điều dễ dàng. Chúng tôi luôn cần được cho uống nước đúng giờ và bắt các loại côn trùng làm hại cây, bên cạnh đó các bác nông dân cũng phải chăm bón cho chúng tôi bằng các loại phân đạm để chúng tôi mau lớn và ra quả. Vì vậy mà những chùm vải ngon lành ấy còn là thành quả lao động cần mẫn của các bác nông dân.

Tôi có nghe loài người nói một câu thế này “ăn quả nhớ kẻ trồng cây’. Hy vọng rằng mỗi khi các bạn thưởng thức quả vải hãy nghĩ đến chúng tôi – những cây vải và người nông dân cần cù để thêm trân trọng những kết tinh ngọt ngào của trời đất ấy nhé.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!