Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Thuyết minh về loài cây em yêu thích lớp 9, bài văn thuyết minh về cây bàng, cây phượng

Thuyết minh về loài cây em yêu thích lớp 9, bài văn thuyết minh về cây bàng, cây phượng

Cuộc sống đã ban tặng cho con người biết bao điều thú vị. Nhưng con người không vì đó mà ỷ lại, hãy bằng chính bàn tay lao động của mình để biến hóa ra tất cả. Từ những mảnh đất cằn cỗi, con người đã biết trồng ra nhiều loại cây để đem lại lợi ích cho chính bản thân chúng ta. Mỗi loài lại có những đặc điểm khác nhau không trộn lẫn. Là một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hoang dã nên tôi rất yêu các loài yêu bởi mỗi chúng đều mang đến những công dụng khác nhau trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy biết trân trọng mọi thành quả của mình bởi trồng cây rồi sẽ có ngày có được quả chín. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, ta bắt gặp đề bài thuyết minh về loài cây em yêu thích. Các bạn có thể chọn nhiều loại cây khác nhau để thuyết minh. Để làm bài này các bạn cần có một sự hiểu biết sâu rộng và một tình yêu đối với loài cây thì sẽ tốt hơn. Dưới đây là những bài viết mẫu hay nhất mà các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập thật tốt!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ LOÀI CÂY EM YÊU THÍCH – THUYẾT MINH VỀ CÂY BÀNG

Với mỗi chúng ta, chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỷ niệm về mái trướng, thầy cô và bè bạn, với tôi kỷ niệm ấy gắn với cây bàng ở sân trường có lẽ không bao giờ tôi quên được hình ảnh về cây bàng này.

Các bạn đã bao giờ tự hỏi về tổ tiên của loài bàng có từ đâu chưa? Tôi thì luôn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm Bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Đến nay, cây bàng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nơi. Ở Việt Nam cũng thế, bàng được trồng cũng khá nhiều và phổ biến.

Bàng là loại cây thân gỗ, thường sống ở vùng nhiệt đới. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng rất thích hợp cho bàng phát triển. Bàng được trồng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các trường học.  Bàng là loài cây có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Thân cây to, sần sùi nứt nẻ vì trải qua bao phong ba bão táp phải đối mặt với nắng mưa, dãi dầu vì sương gió. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố. Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn vào lá bàng người ta có thể biết được đây là mùa nào. Rễ bàng ăn sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây trưởng thành và phát triển. Nhiều người ít để ý đến hoa bàng, nhưng nó lại cũng rất đẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa, chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa bàng rụng và mọc thành quả. Quả thuộc loại quả hạch, khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

Nên Xem:  Dàn ý thuyết minh về Dinh Độc Lập lớp 9 chi tiết đầy đủ

Các bạn đã biết gì về tác dụng của cay bàng chưa. Hãy cùng tôi tìm hiểu về những tác dụng của nó nhé. Nhất là đối với những học sinh, bàng là loài cây che bóng mát cho cả sân trường, các bạn có thể trò chuyện, tâm sự ngồi nghỉ giải lao dưới bóng cây. Không những thế bàng còn như người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, dù không biết nói nhưng cũng phần nào nguôi đi rất nhiều. Hay nó cũng là chốn nghỉ chân của các bác nông dân đi làm đồng về. Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt. Lá bàng vào mùa hè còn dùng để quạt như quạt mo rất mát. Bàng còn có tác dụng dùng để chữa bệnh mà í tai biết đến. Vỏ thân cây bàng được sử dụng trong ngành y học cổ truyền. Người ta dùng các lá bàng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến gan,sốt, viêm loét thâm chí còn dùng để chữa một số bệnh ung thư. Không những thế bàng còn đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên, bàng gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò, những bài hát rất hay

‘‘ Mùa đông áo đỏ

Mùa hạ áo xanh

Cây bàng khi mở hội

Là chim đến vây quanh…’’

Cây bàng cứ thế trở thành loài cây gần gũi và gắn bó thân thiết với con người. Cây bàng mãi là người bạn tri kỉ thân thiết của tôi, luôn đồng hành cùng tôi trong những năm tháng cắp sách tới trường.

Nên Xem:  Bài văn Thuyết minh về Bạch Dinh Vũng Tàu lớp 9 hay

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ LOÀI CÂY EM YÊU – THUYẾT MINH VỀ CÂY PHƯỢNG

Chắc hẳn ai đã từng đi qua tuổi học trò đều thấy nhớ, thấy thương một thời áo trắng mộng mơ, ngây thơ mà trong sáng. Tuổi học trò gắn liền với biết bao nhiêu kỉ niệm, nhưng có lẽ kỉ niệm bên những gốc phượng có thể sẽ không bao giờ quên. Mỗi khi tiếng ve râm ran trong các vòm lá, khi ánh nắng như rót vàng rót mật xuống trần gian thì cũng là lúc hè về, phượng nở. Phượng nở mang theo hoài niệm, nỗi nhớ thương vơi đầy, là người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh. Có lẽ vì thế mà người ta gọi phượng với một cái tên âu yếm “cây học trò”.

Phượng có tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae, có nguồn gốc từ Madagasca. Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, đặc biệt mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm. Vì điều kiện phù hợp nên khu vực Caribe trồng rất nhiều phượng vĩ.

Phượng là loài cây thân gỗ. Rễ phượng thuộc loại rễ cọc, cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một vài rễ to trồi cả lên mặt đất, trông như những con rắn bò ngoằn ngoèo. Thân phượng rất cao, từ 6 – 12 mét. Cây bé thì chiều ngang bằng một vòng tay người lớn, còn cây to thì hai người ôm mới xuể. Thân cây màu nâu sẫm đầy những vết sần, cục u nhuốm màu thời gian. Từ thân mọc ra nhiều cành to và nhỏ như những cánh tay vươn ra tứ phía để đón ánh nắng mặt trời. Lá cây là loại lá kép, màu xanh cốm, mỏng và nhỏ như lá me, mọc đối xứng nhau. Tán cây cao và rộng, trông ra như những chiếc ô khổng lồ. Vì thế phượng được trồng nhiều ở trên đường, trong công viên sân trường vừa để làm đẹp, vừa cho bóng mát. Hoa phượng có năm cánh to, mỏng, mịn như nhung, màu đỏ thắm hoặc đỏ cam. Cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với bốn cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Phượng nở rực rỡ nhất vào tháng Sáu. Hoa phượng mọc thành từng chùm to, mỗi cành lại có nhiều chùm như thế, trông xa như những đốm lửa khổng lồ. Ở giữa hoa là nhuỵ hoa có hình bầu dục, dài và cong. Tụi học trò thường lấy nhụy hoa để chơi chọi gà vào những giờ ra chơi. Những cô bạn gái dịu dàng còn lấy cánh hoa phượng ép trong cuốn nhật ký để lưu giữ những kỷ niệm, hoặc là:

Nên Xem:  Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu”

(Phượng hồng)

Hết mùa phượng nở, quả phượng bắt đầu phát triển. Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm. Bên trong là hạt phượng có thể rang lên để ăn hoặc làm củi đốt.

Ở Việt Nam, phượng được trồng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng. Ở Hà Nội, ven Hồ Tây có “con đường hoa phượng” vì có mấy trăm cây phượng được trồng hai bên đường, đem đến vẻ đẹp rực rỡ cho thủ đô mỗi khi hè về. Còn Hải Phòng được mệnh danh là “thành phố hoa phượng đỏ”.

Cây phượng từ xưa đến nay đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác:

“Cánh phượng hồng.. còn ép hoài trang vở

Mỗi hè về.. nỗi nhớ lại miên man

Tuổi thanh xuân.. lời thương ấy nồng nàn

Những kỉ niệm.. vẫn ngập tràn rung động”

(Phượng hồng – Quốc Phương)

Hay

“Xin em giữ mãi khung trời hạ

Để phượng đừng phai nhạt sắc hồng

Mai mốt anh về ươm giọt nắng

Cho cành phượng thắm trổ thêm bông”

(Giữ hạ – Quốc Phương)

Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ “Thời hoa đỏ” đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ, tản văn “Hoa học trò” của Xuân Diệu. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã lấy sắc đỏ của hoa phượng để đặt tên cho tập truyện ngắn “Hạ đỏ” của mình. Không phải nghiễm nhiên mà hoa phượng được mệnh danh là “hoa học trò”. Không phải là sắc tím biếc thủy chung và nhanh tàn như hoa bằng lăng, hoa phượng rực rỡ suốt mùa hè, suốt một mùa thi, chở cả bao hoài niệm, ước mơ của tuổi học trò. Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng đơm bông, học trò cuối cấp lại rưng rưng nỗi nhớ, trào dâng nỗi xúc động xốn xang:

“Hoa phượng đỏ sân trường như muốn nói

Mùa chia ly đỏ chói giấc mơ đầu”

Ngày tổng kết, ai cũng đội trên đầu mình được vòng được kết từ hoa phượng nhưng ý nghĩa vô cùng. Cây phượng đứng ở giữa sân trường như bác bảo vệ già ngày ngày che mát cho sân trường, cho lũ học trò vui đùa thỏa thích

“Hoa học trò” cứ thế khẳng định vị trí của mình trong đời sống học trò nói riêng và con người nói chung. Sắc đỏ rực rỡ đã làm say đắm bao tâm hồn nhiều thế hệ. Nếu ai đã từng đi qua quãng đời học trò chắc hẳn đều ghi nhớ những kỉ niệm gắn với cây phượng thân yêu.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!