Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Anh chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Anh chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Anh chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Hướng dẫn

Dựa vào những hiểu biết về bài thơ Tiếng hát con tàu, anh chị hãy nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: Tiếng hát con tàu là một trong những bài thơ đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên, bài thơ là tiếng vọng thiêng liêng về tình yêu quê hương, đất nước.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, bắt nguồn cảm hứng từ một chủ trương của nhà nước trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế ở miền Bắc trong những năm 1958 – 1960.

– Ý nghĩa nhan đề:

+ “Tiếng hát con tàu” đã vượt ra khỏi phạm vi của một vấn đề thời sự để mở ra những suy tưởng về đất nước, tình yêu và lòng tự hào với đất nước anh hùng.

+ Tiếng hát con tàu là nhan đề độc đáo giàu sức gợi hình và chứa đựng được những quan điểm, tình cảm chân thành của nhà thơ Chế Lan Viên.

+ Hình ảnh con tàu ở đây không phải con tàu thực, bởi xét trong thời điểm sáng tác bài thơ, chúng ta chưa có đường tàu đi lên Tây Bắc.

Nên Xem:  Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

–> Con tàu đã trở thành biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng xây dựng đất nước của toàn đảng toàn dân để gây dựng lên một đất nước vững mạnh, tiến bộ.

+ Là tiếng hát của một tâm hồn thơ giàu lòng yêu nước, khát khao bày tỏ tình cảm ân nghĩa, sự tự hào và biết ơn của nhà thơ đối với những người nhân dân lao động, với lực lượng cách mạng.

+ Tâm hồn và tấm lòng chân thành của nhà thơ Chế Lan Viên đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lao động rộng lớn của nhân dân.

3. Kết bài

Nhan đề “Tiếng hát con tàu” không chỉ gợi ra âm hưởng vui tươi, sôi nổi của hồn thơ yêu đời, yêu đất nước mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về khát khao xây dựng, niềm tin vào công cuộc phát triển.

II. Bài tham khảo

Tiếng hát con tàu là một trong những bài thơ đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên, bài thơ là tiếng vọng thiêng liêng về tình yêu quê hương, đất nước, phản chiếu đầy chân thực về tình yêu nước, tinh thần tự hào, tự chủ về đất nước trong giai đoạn xây dựng kinh tế của nhà thơ Chế Lan Viên.

Bài thơ Tiếng hát con tàu được in trong tập Ánh sáng và phù sa, xuất bản năm 1960. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, bắt nguồn cảm hứng từ một chủ trương của nhà nước trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế ở miền Bắc trong những năm 1958 – 1960. Để đẩy mạnh công cuộc phát triển đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước đã thực hiện vận động nhân dân lao động ở miền xuôi lên miền núi xây dựng kinh tế.

Nên Xem:  Suy nghĩ về số phận và vẻ đẹp của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên – BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 2

Tuy được sáng tác dựa trên cảm hứng chính trị nhưng nội dung của bài thơ không dừng lại ở đó, với tấm lòng và tài năng, sự tinh tế của người nghệ sĩ, tác giả Chế Lan Viên đã kết hợp giữa cảm hứng chính trị với cảm hứng trữ tình. “Tiếng hát con tàu” đã vượt ra khỏi phạm vi của một vấn đề thời sự để mở ra những suy tưởng về đất nước, tình yêu và lòng tự hào với đất nước anh hùng.

Tiếng hát con tàu là nhan đề độc đáo giàu sức gợi hình và chứa đựng được những quan điểm, tình cảm chân thành của nhà thơ Chế Lan Viên. Hình ảnh con tàu ở đây không phải con tàu thực, bởi xét trong thời điểm sáng tác bài thơ, chúng ta chưa có đường tàu đi lên Tây Bắc. Con tàu đã trở thành biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng xây dựng đất nước của toàn đảng toàn dân để gây dựng lên một đất nước vững mạnh, tiến bộ.

Tiếng hát con tàu không chỉ là khát vọng chung của nhân dân giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế mà còn là tiếng hát của một tâm hồn thơ giàu lòng yêu nước, khát khao bày tỏ tình cảm ân nghĩa, sự tự hào và biết ơn của nhà thơ đối với những người nhân dân lao động, với lực lượng cách mạng. Tiếng hát con tàu tạo nên âm vang đầy sôi nổi, hào hứng của người nghệ sĩ được giác ngộ ánh sáng của cách mạng, nhận thức được lẽ sống lớn của người nghệ sĩ, đó là người ca sĩ của nhân dân, những sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ ấy chính là dùng để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng: “Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”.

Nên Xem:  Suy nghĩ về câu nói: “ Kiên nhẫn không phải là thụ động, ngược lại nó rất chủ động. Đó là sức mạnh tập trung”

Tâm hồn và tấm lòng chân thành của nhà thơ Chế Lan Viên đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lao động rộng lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.

Như vậy, nhan đề “Tiếng hát con tàu” không chỉ gợi ra âm hưởng vui tươi, sôi nổi của hồn thơ yêu đời, yêu đất nước mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về khát khao xây dựng, niềm tin vào công cuộc phát triển và xây dựng kinh tế của Miền Bắc nói riêng, của toàn thể Việt Nam nói chung.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!