Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Mở bài Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ”

Truyện “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. là một trong hai sáng tác xuất sắc của nhà văn Tô Hoài, thông qua việc khắc họa cuộc đời của các nhân vật, tác giả làm rõ được giá trị nhân đạo và hiện thực, đặc biệt là nhân vật Mị, một người con gái có sức sống mãnh liệt, qua việc miêu tả tâm lý và diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân đã cho thấy được đây là một con người đáng quý.

Thân bài Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ”

Mị là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi và khao khát có một cuộc sống tự do, nhưng oái ăm thay, Mị lại trở thành nạn nhân gạt nợ cho cha của mình. Khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra: “đêm nào Mị cũng khóc”, có lần trốn về nhà cha “định ăn lá ngón tự tử”, Mị phản ứng quyết liệt, tuy tiêu cực nhưng cho thấy cô không chấp nhận sống nô lệ. Lòng ham sống, khát vọng tự do khiến Mị tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát.

Trong đêm tình mùa xuân: Tiếng sáo gọi bạn tình đã khơi dậy ở Mị khát vọng tự do, được yêu thương, hạnh phúc. Nó đánh thức tâm hồn Mị làm Mị nhớ lại kỉ niệm xưa lòng phơi phới sung sướng: Hành động ấy nói lên bao điều. Bấy lâu nay, cô Mị câm lặng, vô cảm, ấy thế mà hôm nay bỗng được sống dậy. Bài hát cũ lâu rồi không hát, điệu sáo ấy lâu rồi không thổi nhưng Mị vẫn nhớ, Mị không quên nghĩa là sức sống trong Mị chưa nguội tắt mà vẫn âm ỉ như hòn than trong lớp tro tàn.

Nên Xem:  Phân tích ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Cũng trong đêm tình ấy, ngòi bút Tô Hoài còn chứng kiến được hình ảnh một cô Mị nổi loạn cùng men rượu cay đêm tình. Rượu đã đưa Mị từ cõi quên về với cõi nhớ, rượu và tiếng sáo ngất ngây gọi bạn tình đã làm Mị nhận ra “Mị trẻ lắm. Mẹ còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Khát vọng ấy, là khát vọng của con người yêu tự do, khát vọng tự do mãnh liệt.

Và hành động “Mị cuốn lại tóc. Mị với tay lấy chiếc váy hoa vắt ở phía trong vách… Mị rút thêm cái áo” đã cho thấy sự bứt phá của Mị với bản năng sống mãnh liệt bất chấp cả cường quyền, thần quyền. Ngay cả khi bị A Sử trói đứng vào cột “tóc Mị xõa xuống hắn cuốn luôn tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi không nghiêng được đầu nữa”. Nhưng Mị vẫn thản nhiên, Mị không hề biết mình đang bị trói, thậm chí khi tiếng sáo nhập vào hồn Mị, Mị đã “vùng bước đi”. Điều đó cho thấy, sức sống tinh thần trong Mị đã lớn dậy, nó đã lấn át cả nỗi đau về thể xác. Cũng có nghĩa là bóng ma thần quyền, cường quyền đã khuất phục trước sức sống ấy của Mị.

Mị có ý thức về tuổi trẻ, về quyền sống hạnh phúc của mình. Khi bị A Sử trói đứng: Tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Bị trói về thể xác nhưng tâm hồn Mị vẫn tự do nên quên cả cảnh hiện tại “Mị vùng bước đi”… Nghệ thuật đối lập “lúc thì khắp người, bị dây trói thít lại, lúc nồng nàn tha thiết nhớ”. Thể xác: đau đớn, đau nhức nhưng tâm hồn: tràn trề, tha thiết nhớ. Tâm trạng Mị bộc lộ khát vọng sống mãnh liệt. Lúc này Mị sợ chết, rất ham sống (khác hẳn ý định tự tử lúc đầu) “Mị cựa quậy xem còn sống hay chết”. Đó là đoạn diễn tả tâm trạng Mị thật tinh tế, đặc sắc.

Sau đêm mùa xuân ấy mị lại tiếp tục cuộc sống kiếp đời trâu ngựa thế nhưng khi viết về vấn đề này Tô Hoài đã khẳng định cái khổ nhục mà Mị đã phải gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất sức sống tiềm tàng trong lòng của Mị.Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy sẽ bùng cháy và giúp cho Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình.Giá trị của tác phẩm ngời lên của chỗ đó.

Và cuối cùng luồng gió ấy cũng đã đến,đó chính là đêm mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để hơ tay.Trong những đêm đó Mị gặp A phủ bị trói đứng chờ chết giữa đêm trời giá rét.Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên hơ lửa dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi.Tại sao Mị lại thờ ơ trước nỗi đau của người khác.Phải chăng việc chết ở nhà thống lí là một việc hết sức bình thường Mị không quen rồi nên Mị lãnh đạo thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác.Một đêm nữa lại đến lúc đó mọ người trong nhà đều đã chìm vào giấc ngủ Mị lại thức dậy đốt lửa để hơ tay lửa cháy sáng Mị nhìn sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở xám đen lại đó là nước mặt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết.Chính dòng nước mắt lấp lánh ấy đã làm tan chảy trái tim đóng băng của Mị lòng mình chợt bồi hồi trước một người trùng cảnh ngộ.

Nên Xem:  Giới thiệu về Phạm Văn Đồng – tác giả của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia có nhiều lần nước mắt rơi xuống miệng xuống cổ không lau đi được,Mị chợt nhận thấy người đấy cũng giống mình về cảnh ngộ mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau.Mị nhơ lại những chuyện khủng khiếp trước kia chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong nhà này.Mị chợt nhận ra điều này việc trói người đến chết còn ác hơn cả thú dữ trong rừng.Chỉ vì bị hổ bắt mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh siêng năng say sưa với cuộc đời phải lấy mạng mình thay cho nó.

Bọn thống trị coi sinh mạng con người không bằng một con vật và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi.Nhớ đến những chuyện ngày trước trở về với hiện tại mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình,nghĩ về mình Mị lại nghĩ đến A Phủ có chừng này chỉ đêm nay thôi là người kia chết,chết đau chết đói,chết rét.người kia việc gì mà phải chết như thế,thật sự bọn họ chẳng thể bắt người kia chết như thế chỉ vì đánh mất một con bò.Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A phủ bó trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó.

Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác Mị xót xa trước số phận của mình rồi lại nghĩ đến A Phủ.Một loạt nét tâm lí khiến Mị đến với hành động dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với tâm lí Mị trong đêm mùa đông này.sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ mị gào lên một tiếng chạy đi rồi nghẹn lại,A Phủ chạy đi và Mị vẫn đứng trong bóng tối,cuối cùng Mị đã chọn chạy đi cùng A Phủ,trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi,bước chân như đầy uy quyền.hai người đã rời bỏ Hồng Ngài về đến Phiềng Sa nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết.

Nên Xem:  Suy nghĩ về câu nói của Jean Paul Pougala: Cuộc sống như một cuốn sách…

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. Miêu tả phong tục, tập quán, phong cảnh thiên nhiên sinh động. Nghệ thuật kể truyện sinh động, tự nhiên, hấp dẫn. Ngôn ngữ tác phẩm rất tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi và thực sự đã để lại dấu ấn của Tô Hoài.

Kết luận Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong “vợ chồng A Phủ”

Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân. “Có áp bức, có đấu tranh”. Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!