Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy bình luận về nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài

Mở bài Nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ”

Nhắc tới Tô Hoài, ngoài tác phẩm “dế mèn phiêu lưu ký” thì “vợ chồng A Phủ” chính là tác phẩm thành công nhất của ông. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Bên cạnh nhân vật Mị thì A Phủ chính là điển hình cho một con người có sức sống mãnh liệt và tình yêu quê hương, yêu con người vô bờ bến.

Thân bài Nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ”

A Phủ, một chàng trai khỏe mạnh, gan bướng, sống cuộc sống hồn nhiên, phóng khoáng của tuổi trẻ yêu đời, lao động giỏi. A Phủ không giống như Mị, không nợ nần gì nhà thống lí mà rốt cục cũng biến thành kẻ trừ nợ suốt đời bị đánh đập, bị trói buộc một cách thảm khốc đến mức gần như tê liệt cả sức phản kháng.

Cảnh xử kiện tàn bạo như thời trung cổ được Tô Hoài vẽ nên bằng một trang giấy mà ở đó sự tàn nhẫn, độc ác đã lên ngôi. A Phủ bị đánh đập gần như cả ngày: “đầu, đuôi mắt giập chảy máu” nhưng “chỉ quỳ và im như cái tượng đá”. Đến cả cái cảnh vì để hổ bắt mất một con bò, A Phủ phải bị trói đứng lên cái cột với dây mây quấn từ chân lên đến cổ. Phải chờ chết một cách vô lý trên cái cọc ấy giữa đêm đông rét mướt nếu không có bàn tay cứu giúp của Mị và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Nên Xem:  Bình luận ý kiến: Cuộc sống trong ngôn từ lâu dài hơn chính bản thân đời người

A Phủ, một chàng trai của núi rừng tự do. Anh yêu lao động, giỏi giang: “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và săn bò tót rất bạo…”. A Phủ cũng rất khỏe, anh chạy nhanh như ngựa. giống như Mị, A Phủ đã trở thành niềm khát khao của bao cô gái trong làng “ Lấy được A Phủ là bằng được con trâu tốt trong nhà”. Tác giả xây dựng hình tượng hai nhân vật thật “xứng đôi vừa lứa”. Nhưng A Phủ nghèo nên không lấy được vợ. Tuy vậy, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn ấy, A Phủ vẫn sống một đời sống tâm hồn phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu chính nghĩa, tự tin của tuổi trẻ. “Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như nhiều trai làng khác, A phủ chỉ có độc một chiếc vòng trên cổ. A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn con quay và quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng”.

Trong cảnh xử kiện, dù bị đối xử tàn tệ nhưng A Phủ chỉ quỳ và “im như tượng đá” đó là bản tính gan góc rất đáng quý. Lúc được Mị cứu, dừ đã kiệt sức nhưng A Phủ đã “quật sức vùng lên chạy”. Phải chăng ở con người đó luôn tiềm ẩn lòng yêu đời, khát sống, khát tự do. Có lẽ vì vậy mà khi sang Phiềng Sa, A Phủ đã nhanh chóng trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng Mị giải phóng quê hương.

Tác giả yêu thương con người, yêu thương chính nhân vật của mình, dù ông đã vẽ ra những cảnh xử kiện man rợ nhất của nhà thống lý Bá Tra nhưng vẫn không quên tìm cho các nhân vật của mình những lối thoát, lối thoát mà nhà văn chọn đó là cách mạng, là lý tưởng của Đảng, đó là con đường sáng sủa nhất mà nhà văn đã đặt ra cho nhân vật của mình. Mị và A Phủ từ tăm tối đau thương đã vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm. Họ đã cùng nhau đạp qua đêm tối, vươn đến ngày mai ở Phiềng Sa, nên vợ nên chồng. Cả hai người đã theo Cách mạng, theo Đảng, đánh giặc, bảo vệ quê hương và thay đổi số phận của mình. Cũng qua đó, tác giả đã bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống của con người và là bài ca ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặc biệt là sức sống tiềm tàng và hành động tự giải phóng của nhân vật, đồng thời đặt niềm tin và sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người dù bị đày đọa đau khổ.

Nên Xem:  Phân tích phóng sự Góc chiến giữa đình của Ngô Tất Tố

Chàng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị người làng bắt đem bán đổi lấy thóc, bỏ trốn, lớn lên đi làm thuê nhà này sang nhà khác. Kiếp sống nay đây mai đó và tự nhận biết về chính mình sẽ không lấy nổi vợ vì không cha mẹ, ruộng đất, tiền bạc nhưng điều đó chưa bao giờ làm chàng nhụt trí và hết hy vọng.

A Phủ là chàng trai thanh niên đẹp đẽ của núi rừng, một con người với những điều đáng quý, nhưng điều khiến chúng ta thấy hãnh diện nhất về đó là A Phủ là yêu chính nghĩa, dũng cảm, tự tin ở tuổi trẻ mà cuộc sống nô lệ không thể huỷ diệt được. Chính sức sống ấy sau này đã đưa A Phủ đến với cách mạng, trở thành tiểu đội trưởng đội du kích Phiềng Sa.

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động là đi từ tự phát đến tự giác. Mị và A Phủ từ tăm tối đau thương đã vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm. Họ đã cùng nhau đạp qua đêm tối, vươn đến ngày mai ở Phiềng Sa, nên vợ nên chồng. Cả hai người đã theo Cách mạng, theo Đảng, đánh giặc, bảo vệ quê hương và thay đổi số phận của mình. Cũng qua đó, tác giả đã bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống của con người và là bài ca ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặc biệt là sức sống tiềm tàng và hành động tự giải phóng của nhân vật, đồng thời đặt niềm tin và sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người dù bị đày đọa đau khổ.

Nên Xem:  Hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng

Kết luận Nhân vật A phủ trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ”

Hình tượng nhân vật A Phủ tiêu biểu cho số phận, tính cách của người dân miền núi giai đoạn này, kiên cường, dũng cảm, kiên định, yêu cách mạng, yêu Đảng. Với cách xây dựng hình tượng nghệ thuật: trần thuật tự nhiên, sinh động, xây dựng tình huống đặc sắc (cảnh A Phủ chịu phạt vạ, bị trói đứng), khắc hoạ nhân vật sinh động chân thật.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!