Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Mở bài Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Nói đến thể ký trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ta không thể không nhắc đến những cây bút tài hoa độc đáo như Nguyễn Tuân và Hoàng phủ ngọc Tường.

Với bài kì nổi tiếng “người lái đò sông Đà” (rút từ tập “tùy bút sông Đà” xuất bản năm 1960), Nguyễn Tuân muốn cung tụng ông lái đò tài hoa trì dựng trên sông thiên nhiên bạo liệt, ngôn ngữ Nguyễn Tuân lại hùa nhau xưng tụng tác giả của nó như một ông tài bậc thầy con thuyền chữ trên dòng sông Văn không kém thác ghềnh. Chính từ áng kỳ này, người nghệ sĩ vốn nổi tiếng tài hoa uyên bác từ trước cách mạng tháng 8 nay lại có dịp trổ ra một phong cách nghệ thuật đầy góc cạnh thú vị trước 1 cuộc sống đã đổi thay. Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.

Thân bài Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Còn Sông Hương của Nguyên Tuân được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước.

Sông Hương với quá trình xuôi về thành phố. Một lần nữa, phép nhân hóa được sử dụng khi dòng sông Hương qua “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” thì trở thành “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng”. Phép nhân hóa gợi vẻ đẹp dòng sông thêm lãng mạn, tình tứ. Qua khỏi dãy núi thì sông Hương “chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Sau đó từ hướng nam bắc, nó chuyển hướng tây bắc và “đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”. Rồi nó vượt qua “lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm”. Dòng sông chuyển động linh hoạt, rạo rực sức trẻ và đầy khát khao. Và cứ như thế dòng sông Hương tiếp tục “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”, bỗng dòng sông trở nên “mềm như tấm lụa”. Với sự mềm mại đó dòng sông lại đi qua những dãy đồi tây nam thành phố thì nó ánh nên “những mảng phản quang nhiều màu sắc” tuyệt đẹp “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Để rồi khi đi qua “những lăng tẩm đồ sộ” thì nó trở nên đẹp một cách “trầm mặc nhất”, đẹp một vẻ đẹp “như triết lí, như cổ thi”. Biện pháp so sánh lại được sử dụng một cách độc đáo đầy sức gợi tả. Tác giả tiếp tục miêu tả mặt nước phẳng lặng trên dòng sông và rừng thông u tịch bằng sự liên tưởng tới triết học, tới cổ thi để làm nổi bật sự thâm nghiêm của không gian núi rừng. Bằng bút pháp tả, kể, bằng sự liệt kê và bằng cảm thụ tài hoa, tinh tế của mình, tác giả đã phát hiện ra dòng sông Hương vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng. Đặc biệt hơn, những địa danh mà nó đi qua đều chứa đựng bao chiều sâu văn hóa và cho dù sông Hương được khám phá ở góc độ nào thì nó cũng được gắn với chiều sâu văn hóa đó.

Nên Xem:  Phân tích diễn biến tâm lý bà cụ Tứ trong “vợ nhặt” của Kim Lân

Theo dòng chảy, sông Hương tiếp tục đi vào thành phố. Sông Hương như mang tâm trạng. Khi đi qua những “biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long” thì “vui tươi hẳn lên” – đó là tâm trạng của người đi xa tìm đúng đường về, một tâm trạng náo nức, hồ hởi giữa bãi bờ thân thuộc của quê hương. Dòng sông Hương còn tạo nên một dáng vẻ kì lạ khi nó “giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên” đến Cồn Hến tạo thành “một cánh cung rất nhẹ” làm cho “dòng sông mềm mại hẳn đi” như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh từ cái cụ thể với cái trừu tượng đã tạo nên được phép so sánh mới mẻ, độc đáo. Dùng tiếng “vâng” để gợi đến sự kín đáo, ngập ngừng, ý vị, thiêng liêng, e ấp trên làn môi của người con gái đang yêu để tả cái dáng hình mềm mại như cánh cung của dòng sông Hương. Qua đó đã thể hiện được cái nhìn đa cảm, tình tứ, đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.

Tiếp tục với sự tài hoa, tác giả liên tiếp sử dụng phép liên tưởng để miêu tả về vị trí và lưu tốc của dòng sông Hương. Câu văn: “giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình” đã khẳng định rằng sông Hương chính là dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất của mình – đó là thành phố Huế. Tác giả đã so sánh sông Hương với sông Nê-va để thấy nếu sông Nê-va trôi nhanh quá thì dòng sông Hương ngược lại với “điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố”. Và dòng sông được liên tưởng như “điệu show tình cảm dành riêng cho Huế”. Điệu chảy “lặng lờ” ấy mang theo “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy” làm cho vẻ đẹp sông Hương càng trở nên lộng lẫy hơn.

Sông Hương không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài. Với cảm nhận của nhà văn thì sông Hương còn gắn bó với một chiều sâu văn hóa nữa đó. Mặt nước sông Hương là nơi sản sinh ra nền âm nhạc cổ điển Huế và nền âm nhạc của Huế từ lâu luôn gắn bó với sông Hương để làm nên chiều sâu văn hóa trên dòng sông. Nó gợi đến những dòng sông lớn trên thế giới như sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà – những dòng sông đó chính là cái nôi văn hóa từ lâu đời trên thế giới. Dòng sông Hương đã được cảm nhận ở góc độ văn hóa. Nhắc đến sông Hương là gợi nhớ đến đại thi hào Nguyễn Du, người đã “bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu” để từ đó bản đàn Kiều ra đời. Sông Hương không chỉ gắn bó với nhà thơ, gắn bó với một thời đại thành mấy thế kỉ mà còn mang giá trị văn học và thấm đẫm chiều sâu văn hóa. Dường như nó là cầu nối giữa nền văn hóa cổ điển với nền văn hóa hiện đại và tồn tại cho đến ngày nay.

Nên Xem:  Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Sự lãng mạn của Đà giang được toát lên đầu tiên là ở sự lặng tờ hai bên bờ sông với những câu văn rất đẹp: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không có một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp.” Rõ ràng ta có thể thấy đây chẳng khác nào một đoạn thơ rất đẹp viết bằng văn xuôi. Nó đã làm tiền đề để từ trong sâu thẳm tâm hồn của mình, người nghệ sĩ tài ba Tuấn Thừa Sắc xuất thần hai câu văn đẹp như một điệp khúc của thơ ca: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích”. Đó chính là những vần thơ rất đẹp mà Nguyễn Tuân đã đề lên sóng nước sông Đà.

Ta còn thấy hai nghệ thuật nhân hóa và so sánh được Nguyễn Tuân sử dụng một cách rất nhuần nhụy. Ông cảm nhận con sông Đà và so sánh nó, ví von nó như một áng tóc của người thiếu nữ vô cùng lãng mạn, trữ tình, mĩ lệ: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.” Đây được xem như đoạn thơ đẹp nhất trong tùy bút “Sông Đà”. Đọc xong “Người lái đò sông Đà”, gấp lại trang sách đã lâu nhưng những câu văn đẹp như những vần thơ ấy vẫn giăng mắc, ở trọ mãi trong tâm hồn của mỗi người yêu văn. Hơn nữa, nếu để ý hẳn độc giả bạn đọc sẽ nhận thấy trong thơ ca cổ trung đại, các bậc tao nhân thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực.

Khi viết con sông Đà với nét đẹp lãng mạn, thơ mộng, trữ tình Nguyễn Tuân một lần nữa lại thể hiện tình yêu nước nồng nàn qua từng câu chữ. Nó được bộc lộ ở thái độ của nhà văn khi viết về cái tên “đen” thực dân Pháp đặt cho dòng sông Đà. Ông đã kì công để chứng minh Đà giang không phải là sông đen như cái tên Tây láo lếu ấy. Ông nhận thấy Đà giang thay đổi sắc màu qua từng mùa: Mùa xuân nước sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích” chứ không “xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô”. Mỗi độ xuân về, nước sông lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”. Ở đây ta lại bắt gặp lối so sánh của Nguyễn Tuân luôn lấy con người làm chuẩn mực. Có thể khẳng định rằng đến với những hình ảnh so sánh ví von này, người yêu văn mới thấy được sức mạnh của ngôn ngữ tiếng Việt.

Tình yêu nước ấy còn được bộc lộ khi Nguyễn Tuân nhớ lại một lần nhà văn bám gót anh liên lạc. Nhìn thấy con sông Đà từ rất xa, Nguyễn Tuân gọi con sông ấy là một cố nhân, một người tình chưa hề biết mặt theo ý thơ của Tản Đà. Thế là bao nhiêu những vần thơ của các bậc tao nhân mặc khách chợt ùa về trong tâm hồn của nhà văn Nguyễn Tuân. Ông nguyện theo người xưa để thơ lên sóng nước sông Đà. Như vậy, mười lăm bài kí mà Nguyễn Tuân gửi trong kho tàng văn chương Việt Nam là gì nếu không phải là những vần thơ đẹp được ông thả trên dòng sông nghệ thuật?

Nên Xem:  Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Bản lĩnh tốt vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh

Bên cạnh đó, tình yêu nước của Nguyễn Tuân còn được thể hiện khi ông say sưa kể về những loài cá quí hiếm chỉ có ở Đà giang. Đó là cá anh vũ, cá dầm xanh “vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.” Như vậy rõ ràng, đây chính là “chất vàng mười” của rẻo cao Tây Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài kí này, Nguyễn Tuân ước ao được nghe một tiếng còi tàu xúp-lê từ Yên Bái, Việt Trì vọng lên trên Tây Bắc. Điều ấy khiến ta liên tưởng tới Chế Lan Viên với mong muốn được hóa thành đoàn tàu để chở mọi người lên khai phá mảnh đất nơi đây.

Những nét đẹp thơ mộng của hai dòng sông Hương và sông Đà đã nói lên được sự tươi đẹp, duyên dáng, trữ tình bên canh sự hung bao, dữ dội do thiên nhiên mang lại, vẻ đẹp ấy hầu như có ở hầu hết các con sông. Trên đất nước ta, hầu như mỗi tuổi thơ của chúng ta đều có tuổi thơ gắn liền với một dòng sông, dòng sông ấy là dòng sông của thời gian, của chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa, dòng sông là nơi cho ta những kỉ niệm đầu đời, là nơi mẹ ta thường ra giặt giũ, phơi phong. Chính vì thế dòng sông như người bạn, người tâm tình, nuôi dạy chúng ta nên người.

Cả hai bài văn cùng miêu tả cái vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước. Nơi mà in dấu biết bao kỉ niệm, những chiến thắng lẫy lừng của lịch sử nước nhà. Cùng với dòng sông đó, dòng sông của Hoàng Cầm với sông Đuống mộng mơ, có bờ cát trắng phẳng lì, mà chính chiến tranh đã tàn phá sự thơ mộng đến yên bình của dòng sông, khiến tác giả phải thấy xót xa.

Nếu như sông Đà ngoài vẻ đẹp trữ tình thì lại mang sự hung bạo và kỳ vĩ do thiên nhiên sông nước tạo nên, còn sông Hương nó vốn yên bình, dịu dàng, thơ mộng như chính con người nơi đây nhưng tất cả đều cùng bộc lộ tình yêu thiên nhiên mãnh liệt với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào.

Để có được vẻ đẹp trữ tình đấy các tác giả đã cùng bao quát ( miêu tả, hay cách nhìn nhận ) sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian. Họ đã quan sát thật kỹ càng, am hiểu và yêu biết bao cái dòng sông quê hương như thế thì mới miêu tả được một cách chân thực và hùng hồn như vậy.

Kết luận Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông ở nước ta qua hai tùy bút “ai đặt tên cho dòng sông” và “người lái đò sông Đà”

Lấy thiên nhiên, dòng sông quê hương để làm chủ đề sáng tác, hai nhà văn, những cây tùy bút xuất sắc của văn học Việt Nam đã thể hiện cái tôi trữ tình tài hoa, say đắm nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên tinh tế độc đáo vừa thỏa mãn thú phiêu lãng, vừa tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười “thứ vàng mười được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động và chiến đấu.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!