Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Hướng dẫn

Trong truyện ngắn Thuốc, tác giả Lỗ Tấn đã xây dựng được hình ảnh đặc sắc, gây ám ảnh mạnh mẽ đối với nhận thức của người đọc, đó là chiếc bánh bao tẩm máu người. Dựa vào văn bản đã học cùng những hiểu biết của bản thân, anh chị hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích ý nghĩa của chiếc bánh bao tẩm máu trong Thuốc

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm và chi tiết chiếc bánh bao tẩm máu người: Truyện ngắn Thuốc là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn, qua đó tác giả đã thể hiện được sự lầm lạc trong tư tưởng, u mê, mụ mị trong những nhận thức về chính trị. Tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện đầy ám ảnh thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.

2. Thân bài

– Chiếc bánh bao tẩm máu người là chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn “Thuốc”, nó xuất hiện trong tác phẩm không chỉ với ý nghĩa tả thực, một thứ thuốc có thể chữa bệnh lao mà còn là hình ảnh mang tính đa nghĩa.

– Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ tấn đã hướng ngòi bút phê phán đến những con người lạc hậu với sự u mê, mông muội, những tư tưởng ấu trĩ, kì quái đang ăn mòn tâm hồn của người dân Trung Hoa.

– Trước hết, chiếc bánh bao tẩm máu người xuất hiện trong tác phẩm với ý nghĩa tả thực, đó chính là thứ bánh quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Hoa.

Nên Xem:  Lí giải sự thay đổi của người vợ nhặt khi ở chợ huyện đến khi về nhà anh Tràng

–> Trong truyện, chiếc bánh bao trở nên đặc biệt đến mức ám ảnh khi trở thành một phương thuốc có thể chữa được căn bệnh lao nguy hiểm.

– “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” còn phản ánh về thực trang u mê, lạc hậu của quần chúng nhân dân.

–> thông qua đó thể hiện bi kịch của người làm cách mạng tiên phong khi không nhận được sự ủng hộ của nhân dân mà bị coi như một thứ phản tặc, đáng chết.

– chiếc bánh bao vô tri nhưng do sự thiếu hiểu biết, u mê của con người mà trở thành thứ thuốc có thể giết người.

– Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc còn là biểu tượng cho bi kịch của những người làm cách mạng.

–> Người chiến sĩ Hạ Du là đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng tiên phong, tuy nuôi dưỡng lí tưởng cách mạng cao đẹp nhưng vì xa rời quần chúng, không nhận được sự ủng hộ của quần chúng

3. Kết bài

Qua hình ảnh của chiếc bánh bao tẩm máu người, tác giả Lỗ Tấn đã thể hiện đầy sinh động chủ đề của tác phẩm, qua đó thể hiện nỗi xót xa trước nhận thức lạc hậu, u mê của người Trung Quốc, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, trân trọng đối với những người làm cách mạng nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Bài liên quan đến truyện ngắn Thuốc:

>>Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích nhan đề thuốc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn

>>Cảm nhận về hình tượng nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu

Lỗ Tấn là gương mặt nhà văn hiện thực nổi tiếng của văn học Trung Hoa, trong những sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã phản ánh sâu sắc những sự kiện chính trị, xã hội to lớn, đồng thời phản chiếu được con đường đi của nhân dân thời bấy giờ. Truyện ngắn Thuốc là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn, qua đó tác giả đã thể hiện được sự lầm lạc trong tư tưởng, u mê, mụ mị trong những nhận thức về chính trị. Tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện đầy ám ảnh thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.

Nên Xem:  Ý nghĩa chi tiết bãi xe tăng hỏng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

Chiếc bánh bao tẩm máu người là chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn “Thuốc”, nó xuất hiện trong tác phẩm không chỉ với ý nghĩa tả thực, một thứ thuốc có thể chữa bệnh lao mà còn là hình ảnh mang tính đa nghĩa, thể hiện được những tư tưởng, quan niệm sâu sắc của nhà văn Lỗ Tấn. Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ tấn đã hướng ngòi bút phê phán đến những con người lạc hậu với sự u mê, mông muội, những tư tưởng ấu trĩ, kì quái đang ăn mòn tâm hồn của người dân Trung Hoa.

Trước hết, chiếc bánh bao tẩm máu người xuất hiện trong tác phẩm với ý nghĩa tả thực, đó chính là thứ bánh quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Hoa. Trong truyện, chiếc bánh bao trở nên đặc biệt đến mức ám ảnh khi trở thành một phương thuốc có thể chữa được căn bệnh lao nguy hiểm. Đó không phải chiếc bánh bao thông thường mà là chiếc bánh bao được tẩm máu người bị chết chém, đây là một nghịch lí, phản khoa học xuất phát từ những tư tưởng u mê, mông muội của con người nhưng lại được tin tưởng như một thứ thần dược có thể cải tử hoàn sinh.

“Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” còn phản ánh về thực trang u mê, lạc hậu của quần chúng nhân dân, thông qua đó thể hiện bi kịch của người làm cách mạng tiên phong khi không nhận được sự ủng hộ của nhân dân mà bị coi như một thứ phản tặc, đáng chết. Để cứu cậu con trai độc đinh khỏi căn bệnh lao quái ác, vợ chồng lão Hoa đã không ngại bỏ ra bao công sức, tiền của để có được thứ thuốc đặc biệt- chiếc bánh bao tẩm máu người. Tuy nhiên, chính sự u mê, lạc hậu này đã dẫn đến cái chết đầy thê tham của cậu con trai. Như vậy, chỉ là chiếc bánh bao vô tri nhưng do sự thiếu hiểu biết, u mê của con người mà trở thành thứ thuốc có thể giết người.

Nên Xem:  Soạn bài: Khi con tu hú – Ngữ văn 8 Tập 2

Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện ngắn Thuốc còn là biểu tượng cho bi kịch của những người làm cách mạng. Người chiến sĩ Hạ Du là đại diện tiêu biểu cho những người làm cách mạng tiên phong, tuy nuôi dưỡng lí tưởng cách mạng cao đẹp nhưng vì xa rời quần chúng, không nhận được sự ủng hộ của quần chúng mà dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. Những giọt máu của người chiến sĩ Hạ Du nhỏ xuống là cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, thế nhưng trong nhận thức của nhân dân thì Hạ Du chỉ là một kẻ phản nghịch, là đối tượng để căm phẫn. Không hiểu về ý nghĩa thiêng liêng của những việc Hạ Du đã làm, chính mẹ của anh cũng tỏ ra xấu hổ vì không thể hiểu con mình, chú ruột của anh thì tố cáo cháu chỉ để đổi lấy mấy đồng bạc.

Qua hình ảnh của chiếc bánh bao tẩm máu người, tác giả Lỗ Tấn đã thể hiện đầy sinh động chủ đề của tác phẩm, qua đó thể hiện nỗi xót xa trước nhận thức lạc hậu, u mê của người Trung Quốc, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, trân trọng đối với những người làm cách mạng nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!