Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / Dàn ý Thuyết minh về cây mía lớp 9 chi tiết đầy đủ nhất

Dàn ý Thuyết minh về cây mía lớp 9 chi tiết đầy đủ nhất

Với các em học sinh lớp 9, sau nhiều năm được học tập và làm quen với phần tập làm văn thì có lẽ viết văn không phải là vấn đề gì khó với các em. Cũng như vậy, việc viết một bài văn thuyết minh sẽ không làm các em phải cắn bút suy nghĩ vì chúng ta đã được học thể loại này từ năm lớp 8 rồi. Tuy nhiên, điều mà nhiều học sinh hay mắc phải đó là việc viết thiếu ý hay xếp ý lộn xộn. Đó là kết quả của việc không lập dàn ý trước khi viết bài. Bởi vậy, việc lập dàn ý có một vai trò rất quan trọng trước khi chúng ta bắt tay vào viết, nó giúp ta không bỏ sót ý, xác định được ý chính ý phụ để viết. Và với thể loại văn thuyết minh thì chúng ta luôn bắt đầu từ những gì thân thuộc nhất. Tuy nhiên, có những thứ thân thuộc nhưng cũng làm học sinh khó giải quyết vì nó quá quen đến mức không biết viết thế nào. Một trong những thứ đó là cây mía. Hẳn là nhắc đến loại cây này, chúng ta ai cũng hay, nhưng mà khi thuyết minh thì ta nhận ra mình không biết nguồn gốc, hình dáng nói ra sao cho ổn. Đó là điều khó. Chính vì thế, nên hôm nay tôi đưa ra dàn ý chi tiết cho đề bài Thuyết minh về cây mía dành cho học sinh lớp 9 để các em tham khảo và từ đó thỏa sức viết lách theo khả năng của mình. Đây là một dàn ý khá đầy đủ và cụ thể về nguồn gốc, hình dáng, công dụng, cách chăm sóc của cây mía. Chúc các em thành công.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về cây mía lớp 9

I, MỞ BÀI

– Dẫn dắt giới thiệu về cây mía – vấn đề mà đề bài yêu cầu.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Mùa hè, khi tiếng ve râm ran trên khắp các vòm cây, khi cái nóng tràn xuống từng khu phố, ấy cũng là khi người ta thưởng thức những ly nước mát lạnh ngọt lịm từ những loại trái cây để xua tan cái nóng ấy. Và hẳn mỗi chúng ta đều yêu thích những ly nước mía ngọt ngọt chua chua, thơm dịu biết bao từ những cây mía mà người gieo trồng đã dày công chăm sóc. Hình ảnh những cây mía dong dỏng cao, thân mía xanh dưới nắng hè rực rỡ hẳn khó lòng quên được.

Nên Xem:  Bài viết số 7 lớp 9 đề 7: Phân tích ý nghĩa, cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Mở bài số 2: Xã hội phát triển, dịch vụ chăm sóc cùng nhu cầu thưởng thức cũng tăng lên không ngừng. Những món ăn, thức uống cầu kỳ, sang trọng xuất hiện ở mọi nơi. Nhưng dường như, đối với những người Việt Nam, ly nước mía ngọt mát giữa nắng hè vẫn luôn là thức uống quen thuộc và tuyệt vời nhất, thứ thức uống dân dã từ những cây mía cong cong dong dỏng cao ta vẫn thấy, vẫn thương.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc và xuất xứ của cây mía

  • – Người ta không thể xác định được chính xác cây mía xuất hiện từ bao giờ. Loại cây này quá quen thuộc và gần như không có một dẫn chứng nào xác định được chính xác thời gian cây mía có mặt.
  • – Chúng ta chỉ biết rằng cây mía đã có từ rất xưa trên Trái Đất, từ khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau.
  • – Một số tác giả, nhà nghiên cứu cho rằng quê hương của cây mía nguyên thủy là vùng Tân Gunea và từ đó, mía được đưa đến nhiều nước khác nhau trên thế giới và trở nên phổ biến đến tận ngày nay.
  • – Tuy nhiên, đã có một sự tranh cãi khác rằng cây mía được trồng đầu tiên ở châu Á, cụ thể là vùng Đông Nam Á, điều này được ghi lại trong cuốn “Nguồn gốc cây trồng” của De Candelle. Sau đó có một số thông tin cũng chứng minh điều này.
Nên Xem:  Soạn bài: Quê hương – Ngữ văn 8 Tập 2

=> Việc khẳng định mía có từ đâu vẫn chưa thể rõ ràng được, nhưng có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng đây là loại cây trồng vô cùng quen thuộc và có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nhiều nước.

* Hình dáng, các bộ phận của cây mía

– Rễ mía: Rễ mía là rễ chùm, không bám sâu trong lòng đất, có hai loại là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh, hay còn gọi là rễ phụ và rễ chính.

+ Rễ sơ sinh (Rễ phụ) có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng cho mầm mía để nó phát triển trong giai đoạn đầu, sau khi phát triển thành cây con thì những chiếc rễ này sẽ rụng dần.

+ Rễ thứ sinh (Rễ chính) không chỉ bám chặt vào đất giữ cho cây mía đứng vũng vàng trên mặt đất mà còn có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng, hút nước cung cấp cho cây sau cho đến tận lúc thu hoạch.

– Thân mía: Đây là bộ phận quan trọng nhất của cây, cũng là đối tượng để người trồng cây thu hoạch.

  • + Chiều cao: Thân mía cao trung bình khoảng 2 đến 3m, có những loại đặc biệt cao hơn đến 4 – 5m.
  • + Màu sắc: Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím.
  • + Hình dáng: Thân mía được hình thành bởi nhiều gióng mía với nhau. Nếu nhìn sơ thì ta sẽ thấy thân cây mía có phần giống với cây tre nhưng nó nhỏ hơn nhiều. Và tùy theo từng giống mà dóng mía có hình dạng phong phú khác nhau: hình trụ thẳng, hình trống (phình ở giữa), hình ống chỉ (lõm ở giữa)….
  • + Điều đặc biệt chính là thân cây mía có vị ngọt vì nó có chứa đường và nước, là một trong số những loại cây đặc biệt mà con người sử dụng phần thân.

– Lá mía: Lá mía có màu xanh sẫm, lá rất dài và to, các lá mọc ở phần ngọn phía trên cây là chủ yếu, không mọc thành cụm mà mọc so le đối xứng nhau. Trên những chiếc lá ấy lại có rất nhiều lông.

Nên Xem:  Dàn ý nghị luận về bệnh thành tích trong học tập giáo dục xã hội

– Hoa và hạt mía:

  • + Hoa mía: Người ta hay gọi là bông cờ. Những bông hoa này xòe ra giống như chiếc quạt. Tuy nhiên, hoa mía đẹp nhưng khi ra hoa sẽ dễ khiến cây mia bị rỗng ruột và không thu hoạch được. Bởi vậy nên người nông dân hạn chế cây ra hoa và sử dụng giống mía không ra hoa.
  • + Hạt mía: Hạt mía có hình bầu dục, tuy nhiên chỉ là bên trong có chứa phần để dùng làm hạt giống chứ không thể ăn được.

* Giá trị của cây mía

  • – Giá trị dinh dưỡng: Mía có chứa rất nhiều chất và vitamin cung cấp cho cơ thể con người. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng.
  • – Giá trị kinh tế:
    • + Mía hiện là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến, sản xuất đường.
    • + Mía là loại thức uống, trái cây đặc biệt có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, đồng thời nước mía là thức uống đặc trưng của mùa hè nóng nực.
    • + Không chỉ vậy, các bộ phận khác của mía còn được sử dụng làm thức ăn gia súc, nguyên liệu cho các công trình sản xuất khác…
  • => Mang lại nguồn kinh tế không nhỏ cho các nước có khia hậu nhiệt đới.

* Cách chăm sóc cây mía

  • – Chọn giống sao cho phù hợp với khí hậu, đất đai.
  • – Tưới nước, bón phân đầy đủ, hợp lí.
  • – Chú ý bệnh trạng hoặc thời điểm xuất hiện nhiều côn trùng gây hại cho cây.

III, KẾT BÀI

– Nêu suy nghĩ của bản thân về cây mía.

– Chú ý cần có sự hô ứng giữa mở bài và kết bài.

Chúc các bạn thành công.

Ha – Vanmau.top

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!