Trang chủ / Văn Mẫu THCS / Văn lớp 9 / huyết minh về danh lam thắng cảnh văn lớp 9, bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ, Đền Trần

huyết minh về danh lam thắng cảnh văn lớp 9, bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ, Đền Trần

Nói đến dải đất Việt Nam hình chữ S là nói đến miền quê với bao khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp lại bình dị mang những vẻ đẹp mang những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Những khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam bởi truyền thống văn hóa tín ngưỡng cùng với lịch sử hào hùng ngàn năm tại mỗi danh lam thắng cảnh. Một danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều gắn liền với một Lịch Sử Truyền Thuyết hào hùng điều đó đã tạo nên sự tò mò thích thú cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Đền Trần là một trong những danh lam thắng cảnh lớn ở Việt Nam thu hút một lượng lớn khách du lịch tới đây mỗi năm. Đền Trần mang vẻ đẹp truyền thống cổ điển với những kiến trúc thời Trần. Ngôi đền được xây dựng năm 1695. Là thái miếu cũ của nhà Trần bị quân Minh phá hủy nay được phục dựng lại để thờ các vị vua nhà Trần cùng các quan lại có công phò tá nhà Trần. Đền Trần trở thành nét đẹp văn hóa tín ngưỡng và niềm tự hào của người dân thành Nam với bề dày lịch sử nơi đây. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ta sẽ bắt gặp bài văn TM về danh lam thắng cảnh Việt Nam. Dưới đây là bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Đền Trần. Khi làm bài các bạn cần thuyết minh về vị trí địa lý, cấu trúc chung của đền Trần và thuyết minh về từng công trình kiến trúc chính của nơi đây và giới thiệu ý nghĩa lịch sử nên văn của nơi đây.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH – THUYẾT MINH VỀ ĐỀN TRẦN

Đền Trần là di tích lịch sử danh lam thắng cảnh là niềm tự hào của nhân dân Thành Nam.

Đền Trần thuộc phường Lộc Vượng-TP Nam Định. Nơi đây được Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1962. Năm 2012, Đền Trần được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Trần gồm 3 ngôi đền: Đền Thiên Trường, Cổ Trạch, Trung Hoa. Đền Thiên Trường nằm chính giữa khu di tích (đền thượng) nay là nơi thờ tự bài vị mười bốn vua Trần, thủy tổ (Trần Cảnh) là vương hậu vương phi chiều Trần. Phía bên tay phải là đền Cố Trạch Phú nơi thờ cung Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (đền hạ) cùng với gia khuyến, dãy nhà dải vũ bên trái là đền Trung Hoa thờ mười bốn vị vua Trần. Cả ba ngôi đền đều có ba ý nghĩa khác nhau đều nằm khép kín xung quanh một cổng ngũ ngôn, chính giữa cổng có bức đại tự ghi Trần Miếu. Vì thế đền Trần là tên gọi chung cho ba di tích này. Phía trước đền có một hồ nước, xung quanh lát gạch làm đường đi, có ba cầu rứa phía trước, mỗi cầu rứa đặt một đôi rồng đá.

Nên Xem:  Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình

Kiến trúc của đền Thiên Trường trước kia có ba gian gỗ lim thấp lợp tranh ngói trong đều có đôi voi trầu. Những năm 1907-1908 đền được tu bổ sửa sang hồ nước trước cửa đền. Hằng năm tai đây diễn ra nhiều các hoạt động lễ hội với nhiều hình thức văn hóa dân gian đặc sắc mang ý nghĩa giáo dục uống nước nhớ nguồn. Phía trong đền có ban thờ bài vị hằng năm tại đây phát ra nghi lễ đền Trần với sự tham gia của các bậc cao nguyên làng Tức Mạc, có đại diện của chính quyền trung ương đến địa phương bên trái bên phải dan tả hữu vương quốc thái sư Trần Quang Khải. Phía sau đền Thiên Trường là tòa hậu cung, gian chính giữa là thờ bài vị tổ tiên nhà Trần, bên phải là thờ vương phi, bên trái là thờ vương hậu.

Đền Cổ Trạch là nơi thờ tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn với gia quyến với các tướng sĩ thân thích của ông. Đền này được xây dựng sau đền Thiên Trường, quy mô kiến trúc đền mang phong cách thời Nguyễn với bộ khung làm bằng gỗ lim. Đền gồm ba tòa: tiền đường, thiên hương tứ trụ tiếp đến là tựu cung. Tiền cung có hai tòa là đệ nhị năm dan và đệ nhị ba dan được làm theo kiểu chữ nhị.

Đền Trung Hòa hay gọi là cung Trung Hòa là nơi nghỉ của những vị hoàng đế đương thời về yết kiến vua cha. Trung tâm của đền Trung Hòa là đền Trùng Quang nơi nghỉ của các Thái Thượng Hoàng, do giặc xâm

lược tàn phá hai cung. Năm 2000 Nam Định đã xây dựng đền Trung Hòa ngay cạnh đền vua Trần.

Đền Trần là nơi thờ tự các vị vua Trần. Ngày rằm, dịp lễ tết, đền Trần là nơi tấp nập người dân đến thắp hương lễ bái dâng hương. Bên cạnh đó còn là nơi tổ chức các lễ hội trọng đại:khai ấn vào đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15 tháng riêng âm lịch.  Lễ hội truyền thống được tổ chức tháng tám âm lịch hằng năm để tưởng nhớ đức thánh Trần vị vua anh hùng của dân tộc. Đền Trần còn là nơi tham quan du lịch gắn với đời sống lịch sử dân Thành Nam. Về dự lễ hội đền Trần mỗi chúng ta đều đến với tấm lòng thành kính biết ơn các vị hoàng đế, đức thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh những người có công xây dựng đất nước. Chúng ta phải học tập các truyền thống tốt đẹp của cha ông chúng ta.

Nên Xem:  Nghị luận về vấn đề nghiện facebook trong học sinh và giới trẻ

Đền Trần là nơi mang nét đẹp tín ngưỡng của vùng đất Thành Nam. Bởi những giá trị văn hóa đó của nơi đây nên chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh đền Trần.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH – THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ

Đến với thành phố Huế mộng mơ, ta lại được ngắm nhìn nhìn cảnh sắc tuyệt mĩ mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này. Trong đó, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là “đệ nhất cố tự” của nơi kinh xưa này.

Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, chùa Thiên Mụ là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế.  Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ngày 11-12-1993 Chùa Thiên Mụ được công nhận là một trong quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất đất Thừa Thiên- Huế (và cũng là của nước ta) là chùa Thiên Mụ. Hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847) xếp chùa Thiên Mụ đứng thứ 14 trong số 20 cảnh đẹp kinh thành Huế thuở xưa.

Trước mặt chùa là khúc quanh rất hữu tình của dòng Hương Giang. Khuôn viên chùa được chia thành hai khu vực, khu vực trước cửa Nghi Môn gồm các công trình kiến trúc như: bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây xát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện, sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi, hai bên đình có hai lầu bia hình tứ giác, lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp rất riêng của Thiên Mụ, là một địa điểm không thể bỏ qua với mỗi du khách khi tới Huế.

Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu để sống thật bình thản và an nhiên…Trong phạm vi chùa Thiên Mụ đâu đâu cũng toát lên một chút thơ, một chút mộng của xứ Huế. Mỗi công trình, kiến trúc dù được xây dựng dưới triều đại nào cũng đều thể hiện sự tín ngưỡng, trang trọng và hài hòa với những công trình trước đó. Kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên như những cung bậc của thi ca. Từ bốn thế kỷ nay, chùa Thiên Mụ với tiếng chuông sớm chiều ngân nga, vang vọng, khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng, đã hấp dẫn và say đắm biết bao lòng người xứ Huế và du khách bốn phương. Những cảnh đẹp tuyệt vời trong bình minh, hoàng hôn hay những đêm trăng thanh, gió mát đã tượng trưng cho vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của xứ Huế. Tiếng chuông chùa đã đi vào câu ca dao, điệu hò, để lại trong lòng người Huế và bạn bè gần xa thiết tha với Huế.

Nên Xem:  Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ

Điện Đại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông bên ngoài một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc. Phật có tai to để nghe những chuyện khổ của thiên hạ, bụng to để bao dung những chuyện khổ dung trong thiên hạ, miệng rộng hay cười những chuyện khó cười trong thiên hạ. Qua khỏi nơi thờ tượng Di Lạc, ở bên trong người ta thờ Tam Thế Phật ở chính giữa, hai bên là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền. Đi theo lối bên hông điện ra phía sau vườn là nhà trưng bày những hỉnh ảnh và chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức, người tự thiêu vào năm 1963 để chống chế độ  đàn áp Phật giáo.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Đây còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp; Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng cái thang di động bằng gỗ và cái cửa với chìa khoá đặc biệt, vì ở tầng trên cùng này xưa kia có thờ tượng Phật bằng vàng.

Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói chung.

Nguồn Internet

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!