Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích nhân vật chị Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi

Phân tích nhân vật chị Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi

Đề bài: Chiến là chị cả trong gia đình giàu truyền thống yêu nước, Chiến là mẫu người con gái Nam Bộ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước điển hình cho những người con gái giỏi việc nước, đảm việc nhà. Anh chị hãy phân tích nhân vật chị Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của tác giả Nguyễn Thi.

I. Dàn ý chi tiết cho đềphân tích nhân vật Chiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: “Những đứa con trong gia đình” viết về những người con anh hùng sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống. Xây dựng nhân vật Chiến, nhà văn Nguyễn Thi đã dựng lên chân dung người con gái Nam Bộ giỏi việc nước, đảm việc nhà.

2. Thân bài

– Chiến sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước nên từ rất sớm Chiến đã có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân với gia đình, với đất nước.

– Nhân vật Chiến hiện lên với nhiều vẻ đẹp đáng trân trọng:

+ Chiến có ngoại hình rất giống mẹ, đó là vóc dáng khỏe mạnh, vững chãi của những cô gái Nam Bộ quen làm những công việc nặng nhọc.

–> Chiến có một sức mạnh có thể gánh vác những lo toan, gánh vác những gian khổ.

+ Chiến là cô gái đảm đang, tháo vát với những công việc nhà.

–> Từ khi má bị trúng mảnh bom của địch mà mất, Chiến đã thay má lo toan, quán xuyến mọi công việc lớn nhỏ trong nhà.

Nên Xem:  Giới thiệu về món ăn dân tộc

– Bản lĩnh kiên cường, mạnh mẽ

– Chiến là người chị giàu lòng tình cảm, điều này được thể hiện trực tiếp qua tình thương mà Chiến dành cho Việt – em trai của mình.

– Chiến cũng là một cô gái mới lớn đầy nữ tính

3. Kết bài

Nhân vật chị Chiến là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước: trẻ trung, duyên dáng nhưng đầy bản lĩnh và sự quyết tâm đấu tranh

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật Chiến

Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” viết về những người con anh hùng sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống. Xây dựng nhân vật Chiến, nhà văn Nguyễn Thi đã dựng lên chân dung người con gái Nam Bộ giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Chiến sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước nên từ rất sớm Chiến đã có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân với gia đình, với đất nước. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vật Chiến hiện lên với nhiều vẻ đẹp đáng trân trọng.

Chiến có ngoại hình rất giống mẹ, đó là vóc dáng khỏe mạnh, vững chãi của những cô gái Nam Bộ quen làm những công việc nặng nhọc “thân người to và chắc nịch”, “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ cháy nắng”. Qua cách miêu tả của tác giả, ta có thể thấy ở chị Chiến một sức mạnh có thể gánh vác những lo toan, gánh vác những gian khổ. Chiến giống hệt với mẹ của mình, điều này được công nhận bởi chú Năm và chính Việt cũng từng thốt ra “chị nói in như má vậy”.

Nên Xem:  Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Chiến là cô gái đảm đang, tháo vát với những công việc nhà. Từ khi má bị trúng mảnh bom của địch mà mất, Chiến đã thay má lo toan, quán xuyến mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Trước khi hai chị em Chiến và Việt lên đường đi bộ đội, Chiến đã gửi chú Năm vườn tược, gửi bàn thờ má và thằng Út em. Không chỉ là một người con gái tài giỏi, tháo vát với những công việc nhà mà Chiến còn mang trong mình tinh thần yêu nước mãnh liệt.

Để trả thù cho ba má, cho quê hương, đất nước Chiến đã đăng kí đi bộ đội. Sự quyết tâm và bản lĩnh của người con gái ấy được thể hiện trực tiếp qua câu nói với Việt “Chuyến này ra đi là đi đến chân trời góc bể, tao chỉ nói một câu, nếu giặc còn thì tao mất”. Lời nói thể hiện sự quyết tâm, lòng căm thù giặc sục sôi, với ý chí, bản lĩnh ấy Chiến đã lên đường khí phách, mạnh mẽ không kém gì những người con trai cùng thế hệ của mình. Ở chị Chiến sáng lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: giỏi việc nước, đảm việc nhà. Hình ảnh của Chiến gợi cho người đọc liên tưởng đến những người nữ tướng như Bùi Thị Xuân, Võ Thị Sáu….

Chiến là người chị giàu lòng tình cảm, điều này được thể hiện trực tiếp qua tình thương mà Chiến dành cho Việt – em trai của mình. Khi còn nhỏ, chị Chiến nhường Việt từ con ếch bắt được đến chiến công bắn tàu Mĩ trên sông Định Thủy. Người chị thương em ấy duy nhất có một việc không chịu nhường em, đó chính là việc đi bộ đội trả thù cho ba má. Tuy nhiên hành động ngăn cản ấy lại là kết tinh cao nhất của tình thương em, không muốn Việt đi bộ đội là muốn bảo vệ em khỏi cái dữ dội, hiểm nguy của chiến tranh.

Nên Xem:  Đề thi học sinh giỏi Văn 9 Sở GD ĐT Hải Dương

Mạnh mẽ là thế, trưởng thành là thế nhưng chị Chiến cũng là một cô gái mới lớn đầy nữ tính, Chiến thường để một chiếc gương trong túi, Chiến cũng có những sở thích đầy nữ tính như bất cứ cô gái nào khác. Qua đó ta cũng có thể thấy nhà văn Nguyễn Thi có am hiểu sâu sắc về đời sống con người, nhà văn không chỉ hướng ngòi bút đến cái phi thường mà còn phát hiện ra những nét đời thường bên trong người con anh hùng ấy.

Nhân vật chị Chiến là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước: trẻ trung, duyên dáng nhưng đầy bản lĩnh và sự quyết tâm đấu tranh. Chiến không chỉ nối dài truyển thống quý báu của gia đình mà còn tiếp nối truyền thống anh hùng của đất nước, tiếp tục viết lên những trang sử hào hùng cho dân tộc.

TẢI VỀ PDF

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!