Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích những nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Phân tích những nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Đề bài: Anh chị hãy phân tích những nhân vật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để làm bổi bật giá trị truyền thống của một gia đình cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã qua.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật tiêu biểu trong Những đứa con trong gia đình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Thi, trong truyện, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng của những người con trong gia đình giàu truyền thống anh hùng, truyền thống yêu nước.

2. Thân bài

– “Những đứa con trong gia đình” được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam bước vào giai đoạn căng thẳng, dữ dội nhất.

– Trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng thành công hình tượng những đứa con anh hùng trong một gia đình giàu truyền thống, đó là chị Chiến, Việt.

– Gánh trên vai chất chồng những đau thương khi những người thân yêu nhất đều bị giặc Mĩ giết hại, chị em Chiến và Việt đã biến đau thương thành sức mạnh để trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn.

– Chị Chiến:

+ Chị Chiến là cô gái Nam Bộ 19 tuổi trẻ trung, khỏe khoắn với vóc dáng cao lớn, chắc nịch hai bắp tay tròn vo sạm đỏ.

+ Chiến giống hệt mẹ của mình, với vóc dáng cao lớn, khỏe khoắn ấy chị Chiến có thể lo toan, xốc vác, chống chọi với mọi khó khăn cả trong cuộc sống và chiến đấu

+ Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, kể từ khi má mất, mọi công việc lớn nhỏ trong nhà đều do một tay Chiến quán xuyến, gánh vác.

+ cô gái này không chỉ có cái chu toàn trong công việc nhà mà còn là người có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân với đất nước, quê hương.

Nên Xem:  Bình giảng đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

– Việt:

+ Việt là người chiến sĩ giải phóng quân kiên cường, quả cảm

+ Việt có những nét tính cách trẻ con, hồn nhiên

+ Việt lại là con người giàu tình cảm, khi khiêng bàn thờ má cùng với chị Chiến, nghe bước chân của chị, Việt thấy thương chị.

+ Việt luôn nhớ về má, dù má còn hay mất thì Việt luôn mường tượng ra dáng hình, lời nói và cả mùi mồ hôi của má.

+ Việt là người có ý thức về mối thù gia đình, một người chiến sĩ giải phóng kiên cường, dũng cảm.

3. Kết bài

Thông qua hai nhân vật Chiến và Việt, tác giả Nguyễn Thi đã tái hiện thành công chân dung của những người con anh hùng của gia đình, của đất nước.

II. Bài tham khảo cho đềphân tích nhân vật tiêu biểu trong Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học kháng chiến giải phóng miền Nam. Những tác phẩm của ông thường mang đậm nét hiện thực với những nhân vật điển hình cho con người, tính cách, tinh thần miền Nam trong kháng chiến. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Thi, trong truyện, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng của những người con trong gia đình giàu truyền thống anh hùng, truyền thống yêu nước.

“Những đứa con trong gia đình” được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam bước vào giai đoạn căng thẳng, dữ dội nhất. Toàn miền Nam đang cần sức mạnh của đoàn kết để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình ra đời như lời động viên mạnh mẽ cho thế hệ trẻ miền Nam đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước, mang đến ánh sáng của độc lập.

Trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng thành công hình tượng những đứa con anh hùng trong một gia đình giàu truyền thống, đó là chị Chiến, Việt. Chiến và Việt được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng lại có mối thù sâu sắc với giặc Mĩ nên ngay từ nhỏ hai chị em đã có ý thức đấu tranh trả thù cho ba má, cho bà con hàng xóm. Gánh trên vai chất chồng những đau thương khi những người thân yêu nhất đều bị giặc Mĩ giết hại, chị em Chiến và Việt đã biến đau thương thành sức mạnh để trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn, sau này họ đều trở thành những người con anh hùng viết tiếp lên những trang nhật kí đầy hào hùng của dân tộc.

Nên Xem:  Chứng minh rằng: Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi

Chị Chiến là cô gái Nam Bộ 19 tuổi trẻ trung, khỏe khoắn với vóc dáng cao lớn, chắc nịch hai bắp tay tròn vo sạm đỏ. Theo nhận xét của chú Năm thì Chiến giống hệt mẹ của mình, với vóc dáng cao lớn, khỏe khoắn ấy chị Chiến có thể lo toan, xốc vác, chống chọi với mọi khó khăn cả trong cuộc sống và chiến đấu, đặc biệt là khi mẹ mất, Chiến trở thành điểm tựa tinh thần cho những đứa em.

Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, kể từ khi má mất, mọi công việc lớn nhỏ trong nhà đều do một tay Chiến quán xuyến, gánh vác. Sự tháo vát, nhanh nhẹn của chị Chiến được thể hiện trực tiếp qua chi tiết sắp xếp công việc nhà trước khi lên đường. Cách sắp xếp chu toàn, đâu vào đó của Chiến đã nhận được lời khen của chú Năm “ Khôn!Việc nhà nó thu gọn được, thì việc nước nó được mở rộng. Gọn về gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây giờ kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”.

Chiến là cô gái điển hình cho những người con gái miền Nam thời kì chống Mĩ. Ở cô gái này không chỉ có cái chu toàn trong công việc nhà mà còn là người có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân với đất nước, quê hương. Để trả thù cho ba má, quê hương Chiến đã tranh giành đi bộ đội với em “Tao lớn tao mới đi, mầy còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm”.

Nên Xem:  Phân tích đoạn thơ trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm rõ những cảm nhận riêng về đất nước

Bản lĩnh mạnh mẽ của Chiến còn được thể hiện trực tiếp qua lời khẳng định như dao chém đá “Kaf thân con gái tao đi, tao chỉ nói một câu, nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”

Việt là người chiến sĩ giải phóng quân kiên cường, quả cảm, sự tinh tế của Nguyễn Thi ở chỗ nhà văn không chỉ khắc họa những nét phi thường mà còn hướng ngòi bút đến những nét rất đời thường của Việt. Việt có những nét tính cách trẻ con, hồn nhiên, điều này được thể hiện trực tiếp thông qua hành động tranh giành với chị Chiến, từ con ếch bắt được đến những chiến công lập được, ngay cả việc đi bộ đội Việt cũng muốn tranh giành với chị. Trong hành trang Việt mang vào chiến trường còn có chiếc ná thun – đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của mình. Tính tình hồn nhiên, trẻ con của Việt còn được thể hiện thông qua chi tiết sợ bóng tối, sợ ma khi Việt bị thương và nằm lại trong rừng. Tuy tính cách trẻ con nhưng Việt lại là con người giàu tình cảm, khi khiêng bàn thờ má cùng với chị Chiến, nghe bước chân của chị, Việt thấy thương chị. Việt luôn nhớ về má, dù má còn hay mất thì Việt luôn mường tượng ra dáng hình, lời nói và cả mùi mồ hôi của má.

Việt là người có ý thức về mối thù gia đình, một người chiến sĩ giải phóng kiên cường, dũng cảm. Khi chiến đấu bị thương nhưng bằng sự nhạy cảm của người chiến sĩ Việt vẫn phân biệt được đâu là tiếng súng ta, đây là tiếng pháo của địch. Và dù bị thương nhưng Việt vẫn cố quên đi nỗi đau của bản thân mà lết đi tìm đồng đội.

Như vậy, thông qua hai nhân vật Chiến và Việt, tác giả Nguyễn Thi đã tái hiện thành công chân dung của những người con anh hùng của gia đình, của đất nước.

TẢI VỀ PDF

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!