Trang chủ / Văn Mẫu THPT / Văn lớp 12 / Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu để làm sáng tỏ khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn trong truyện

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu để làm sáng tỏ khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn trong truyện

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu để làm sáng tỏ khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn trong truyện

Hướng dẫn

Đề bài: Một trong những đặc điểm của văn học kháng chiến là kết hợp khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh chị hãy phân tích truyện ngắn Rừng xà nu– Nguyễn Trung Thành để làm rõ đặc điểm đó.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích Rừng xà nu

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ, văn học nổi bật với khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Điển hình cho khuynh hướng sáng tác đó có thể kể đến truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

2. Thân bài

– Khuynh hướng sử thi là cách đánh giá, nhìn nhận của tác giả trước những vấn đề, sự kiện có ý nghĩa to lớn, trọng đại, trong đó những nhân vật được hướng đến thường là những người anh hùng có phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh phi thường.

– Cảm hứng lãng mạn lại là cái tôi trữ tình hướng đến lí tưởng cách mạng. Cảm hứng lãng mạn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong lí tưởng đấu tranh bảo vệ tổ quốc, ở lòng tự hào với những truyền thống của dân tộc.

–> Sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi với màu sắc lãng mạn nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại hướng đến phản ánh hiện thực trong quá trình đấu tranh, đồng thời thể hiện được thế giới tâm hồn của con người trong cuộc kháng chiến ác liệt ấy.

– Rừng xà nu là truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn của phong trào văn học chống Mĩ:

+ Chất sử thi đậm nét trong truyện ngắn được thể hiện thông qua chủ đề, nhân vật, đề tài.

+ Trong đó cái lãng mạn cái thể hiện thông việc ca ngợi, trân trong vẻ đẹp, sức mạnh của con người.

Nên Xem:  Giới thiệu về tác gia Hồ Chí Minh chi tiết đầy đủ nhất 2020

– Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn đề tài về cuộc sống và số phận và con đường giải phóng của những con người Tây Nguyên anh hùng.

–> số phận và con đường giải phóng của người dân làng Xô Man cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

– Tác giả Nguyễn Trung Thành đã hướng ngòi bút đến ý chí bất khuất, kiên cường cùng tinh thần chiến đấu đầy mạnh mẽ của con người Tây Nguyên

– Nổi bật trong truyện ngắn là hình tượng cây xà nu và hình tượng người anh hùng mang màu sắc sử thi – T nú.

– Rừng xà nu không chỉ hiện thân cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Nguyên mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên.

– T nú là người anh hùng của cộng đồng làng Xô Man cũng là nhân vật sử thi điển hình cho phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh phi thường cùng tầm vóc lớn lao của cả cộng đồng dân làng Xô Man.

3. Kết bài

Rừng xà nu là tác phẩm đặc sắc với hai nguồn cảm hứng sử thi và lãng mạn rõ nét, thông qua câu chuyện, tác giả Nguyễn Trung Thành đã tái hiện lại không khí đấu tranh đầy dữ dội của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời khẳng định sức mạnh, tinh thần đấu tranh bất khuất của người Tây Nguyên nói riêng, người dân miền Nam nói chung.

Bài liên quan đến truyện ngắn Rừng xà nu:

>>Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

>>Trình bày cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

>>Phân tích tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

>>Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Rừng xà nu

Văn học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là tấm gương phản chiếu đầy sinh động từng chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam. Cảm hứng yêu nước là một trong những nguồn cảm xúc chủ đạo của văn học Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước có chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ, văn học nổi bật với khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Điển hình cho khuynh hướng sáng tác đó có thể kể đến truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Nên Xem:  Dàn ý chi tiết Thuyết minh về cây quạt giấy lớp 9 chi tiết đầy đủ

Khuynh hướng sử thi là cách đánh giá, nhìn nhận của tác giả trước những vấn đề, sự kiện có ý nghĩa to lớn, trọng đại, trong đó những nhân vật được hướng đến thường là những người anh hùng có phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh phi thường, tầm vóc đại diện cho cả cộng đồng. Những phẩm chất quý báu của họ thể hiện ở ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trước cộng đồng và có những khát vọng lớn mang tính thời đại.

Cảm hứng lãng mạn lại là cái tôi trữ tình hướng đến lí tưởng cách mạng. Cảm hứng lãng mạn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong lí tưởng đấu tranh bảo vệ tổ quốc, ở lòng tự hào với những truyền thống của dân tộc.

Sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi với màu sắc lãng mạn nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại hướng đến phản ánh hiện thực trong quá trình đấu tranh, đồng thời thể hiện được thế giới tâm hồn của con người trong cuộc kháng chiến ác liệt ấy.

Rừng xà nu là truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn của phong trào văn học chống Mĩ. Chất sử thi đậm nét trong truyện ngắn được thể hiện thông qua chủ đề, nhân vật, đề tài. Trong đó cái lãng mạn cái thể hiện thông việc ca ngợi, trân trong vẻ đẹp, sức mạnh của con người trong không khí dữ dội của chiến tranh.

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn đề tài về cuộc sống và số phận và con đường giải phóng của những con người Tây Nguyên anh hùng, số phận và con đường giải phóng của người dân làng Xô Man cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Tác giả Nguyễn Trung Thành đã hướng ngòi bút đến ý chí bất khuất, kiên cường cùng tinh thần chiến đấu đầy mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong giai đoạn dữ dội nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, khi giặc điên cuồng tàn sát dân ta. Trước sự tàn sát dã man của kẻ thù, dù mất mát, đau thương chất chồng nhưng người dân làng Xô Man đã biến đau thương thành sức mạnh, mạnh mẽ vươn lên để giải phóng quê hương, giải phóng cho cuộc sống của chính mình.

Nên Xem:  Nghị luận về mái ấm gia đình, tình cảm gia đình, hạnh phúc gia đình hay

Nổi bật trong truyện ngắn là hình tượng cây xà nu và hình tượng người anh hùng mang màu sắc sử thi – T nú. Rừng xà nu không chỉ hiện lên là hình ảnh thực – loài cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của người dân Tây Nguyên mà còn là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp, cho sức sống mãnh liệt, kiên cường của con người Tây Nguyên khi không chịu khuất phục trước tội ác của kẻ thù.

Rừng xà nu được phác họa đầy kì công, nổi bật lên thành hình khối, có màu sắc, hương vị riêng. Rừng xà nu không chỉ hiện thân cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Nguyên mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên.

T nú là người anh hùng của cộng đồng làng Xô Man cũng là nhân vật sử thi điển hình cho phẩm chất tốt đẹp, sức mạnh phi thường cùng tầm vóc lớn lao của cả cộng đồng dân làng Xô Man. T nú mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng từ rất sớm T nú đã có ý thức đấu tranh chống giặc, đi theo cách mạng để giành tự do về cho quê hương. Khi nhỏ, T nú đã cùng Mai đưa cơm cho cán bộ, làm nhiệm vụ chuyển thông tin cách mạng cho anh Quyết, đến khi lớn lên T nú đã trở thành người chiến sĩ giải phóng quân thực sự, người anh hùng của cả cộng đồng làng Xô Man.

Rừng xà nu là tác phẩm đặc sắc với hai nguồn cảm hứng sử thi và lãng mạn rõ nét, thông qua câu chuyện, tác giả Nguyễn Trung Thành đã tái hiện lại không khí đấu tranh đầy dữ dội của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đồng thời khẳng định sức mạnh, tinh thần đấu tranh bất khuất của người Tây Nguyên nói riêng, người dân miền Nam nói chung.

hochoi.net - Học Hỏi

Có thể sử dụng ctrl + F để copy code nhanh hơn nhé!